5 phẩm chất của người giáo viên mầm non
Tuesday, April 22, 2014
Ngày nay với sự phát
triển không ngừng của truyền thông, hàng loạt sách báo, chương trình về nuôi dạy
trẻ trong giai đoạn mầm non, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò
của người giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh ý thức được vai trò của việc
giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non mang tính quyết định đối với sự phát triển lâu
dài của trẻ.
Trong khi đó hàng loạt vụ bạo hành ở các trường mầm non trên cả nước, đặc biệt là tại các cơ sở mầm non ở Tp Hồ Chí Minh, làm dấy lên không ít hoài nghi, lo lắng từ những bậc cha mẹ về chất lượng chương trình đạo tạo sư phạm mầm non và đạo đức của người giáo viên.
Do đó, những yêu cầu mới
về phẩm chất đạo đức, năng lực của người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non
nói riêng ngày càng được nâng cao, chính vì vậy giáo viên mầm non phải có nhiều
phẩm chất tốt đẹp thì mới có thể đảm đương được nhiệm vụ:
5
phẩm chất cơ bản đối với người giáo viên mầm non
Quý trẻ yêu nghề.
Phải thiết tha, hứng
thú với nghề nghiệp, yêu mến trẻ, tôn trọng trẻ, là tấm gương hằng ngày đối với
chúng. Lòng yêu nghề là động lực giúp cho người giáo viên gắn bó với trẻ biểu
hiện ở tấm lòng nhân hậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo với trẻ. Đây là
yếu tố quyết định đối với hoạt động sư phạm của người giáo viên mầm non.
Đây là công việc có những
khó khăn mang tính đặc thù, buộc người giáo viên nếu không yêu trẻ, mong muốn
những gì tốt nhất cho trẻ thì khó vượt qua được những thử thách.
Kiên nhẫn, biết tự kiềm chế.
Người giáo viên thiếu
kiên nhẫn khó có thể quan tâm, chia sẻ với trẻ những gì mà chúng thổ lộ. Ắt hẳn
chúng ta sẽ nhớ đến một người thầy luôn động viên ta hơn một người thầy giỏi
chuyên môn, nhưng không biết thông cảm.
Đối với trẻ trong giai
đoạn mầm non, các hành xử của trẻ dựa trên bản năng, tức là trẻ làm theo những
gì bản thân muốn làm, chưa hình thành suy nghĩ logic, là liệu việc làm đó lợi
hay hại. Một người giáo viên kiên nhẫn, sẽ biết cách kiềm chế trước những hành
động non trẻ đó, và có những định hướng suy nghĩ đúng đắn cho trẻ.
Có tinh thần trách nhiệm cao.
Giáo viên phải làm thế
nào để trẻ cảm thấy mình được yêu quý, được an toàn cảm nhận được cô là mẹ.
Giáo viên mầm non lại phải tỉ mỉ để phát hiện ra nhưng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu
của cá nhân trẻ ở mọi lúc mọi nơi điều đó thể hiện sự thân thiện gần gũi mà ở bậc
học không thể có.
Giáo viên mầm non còn phải phối hợp chặt chẽ thường xuyên làm
công tác viên tuyên truyền viên cho nhiều chương trình: Phòng chống suy dinh dưỡng,
phòng chống bệnh tật, nuôi con theo khoa học….
Phải có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
Nhiều người nhận xét về
giáo viên mầm non có phần hóm hỉnh nhưng lại phản ánh đúng thực tế: Giáo viên mầm
non là tập hợp tất cả những cái “sĩ” ở trên đời.
Giáo viên mầm non là
bác sĩ? Vì khi trở thành giáo viên mầm
non, bắt buộc giáo viên phải có kiến thức nhất định về y khoa như cách sơ cấp cứu,
cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở trẻ.
Họ cũng là một họa sĩ, tại sao không? Có nhìn cảnh
chuẩn bị đồ dùng học tập, đồ chơi cho bé mới biết được sự vất vả và khéo léo
của các cô biết chừng nào. Những bức tranh vẽ, xé dán, những câu chuyện tự vẽ,
trang trí lớp sinh động thì đúng thật nói các cô là họa sĩ quả không sai.
Một nghệ sĩ múa,
kiêm biên đạo và ca sĩ. Không cần phải tranh cải, vì nếu ai đã từng tham dự một
lễ hội do trường tổ chức cho các bé thì sẽ hiểu.
Bên cạnh đó, các
cô giáo mầm non còn là những chuyên gia tâm lý của trẻ. Không nắm bắt được đặc
điểm tâm lý của từng trẻ thì không thể đưa ra phương pháp giáo dục trẻ đúng đắn
được.
Có khả năng ứng xử sư phạm khéo léo.
Cách ứng xử khéo léo của
người giáo viên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ,
trẻ cần có một hình mẫu để noi theo; và các
tình huống sư phạm xảy ra hết sức đa dạng, muôn hình muôn vẻ, đòi hỏi người
giáo viên phải có được khả năng linh hoạt, khéo léo và những hiểu biết sâu sắc
về tâm sinh lý của trẻ.
Đó thực sự là một vấn đề không hề đơn giản vì không hiếm
tình huống phức tạp, tế nhị liên quan đến mối quan hệ giữa giáo viên và học
sinh, giáo viên và phụ huynh khiến các thầy cô giáo không khỏi lúng túng trong
cách xử lý.
Tóm lại: người giáo viên mầm non đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, do đó đòi hỏi người giáo viên phải có tình yêu nghề yêu trẻ đủ để có thể vượt qua những khó khăn trong quá trình làm việc và cũng từ đó đem đến cho trẻ những điều tốt đẹp nhất.
Nguồn sưu tầm
Các khóa học của IEDI:
Lớp
nghề Bảo mẫu
Bài liên quan
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete