Điều đáng lưu ý là những tỉnh, thành phố này tập trung nhiều ở Đồng bằng Sông Hồng, một số rải rác ở khuc vực bắc và nam trung bộ. Số đơn vị xã, phường, thị trấn đạt chuẩn là hơn 75% với 8.534/11.135 đơn vị, 323/702 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn với tỉ lệ hơn 46%.
“Khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu thốn cơ sở vật chất trường lớp, chỉ 55% tổng số trường đạt tiêu chuẩn. Có những xã có lớp mà chưa có trường. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, tình trạng thiếu trường lớp rất phổ biến, tồn tại nhiều nhóm lớp tư thục chưa được cấp phép dẫn đến tình trạng bạo hanh trẻ trong các nhóm này” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.
Có xã có lớp mà chưa có trường |
Khu vực vẫn chưa có nhiều địa phương chú tâm phổ cập giáo dục mầm non là ĐBSCL với số xã đạt chuẩn phổ cập rất thấp mà theo bà Nghĩa, nguyên nhân chủ yếu là do các tỉnh này xây dựng kế hoạch triển khai chậm, dẫn đến yếu kém trong huy động nguồn lực để thực thi kế hoạch.
Thiếu các trang thiết bị dạy học, đồ dùng và đồ chơi |
Theo số liệu mới nhất của Bộ GDĐT, đến cuối năm học 2011 – 2012 cả nước còn thiếu hơn 21.000 phòng học, kèm với đó là thiếu thiết bị dạy học, đồ dùng và đồ chơi.
Ngoài tình trạng thiếu phòng học, trường học, tình trạng thiếu giáo viên mầm non cũng đang đáng báo động hiện nay, theo Bộ GDĐT. Nguyên nhân là do nhiều tỉnh chưa xây dựng quy hoạch đào tạo nên số giáo viên lên lớp bố trí rất thấp, dẫn đến nhiều tỉnh thành không có trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia như Bình Định, Kon Tum, Vĩnh Long, Trà Vinh…
Phổ cập giáo dục mầm non là vấn đề cấp thiết |
“Với tình trạng này, tôi đề nghị các địa phương quan tâm nhiều hơn đến công tác phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi, không nóng vội, chạy theo thành tích nhưng cũng không quá trì trệ. Đặc biệt các tỉnh cần quan tâm hơn đến phát triển mạng lưới trường lớp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa yêu cầu.
Nguồn Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm:
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete