Mốc phát triển trẻ 5 tuổi cần đạt
Wednesday, May 28, 2014
Bạn có tin không khi trẻ 5 tuổi trẻ đã có thể nói họ tên và địa chỉ, đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây, có thể tự đi vệ sinh...
Chắc bạn đã biết 10 kỹ năng trẻ cần có trước khi vào lớp 1, vậy đến khi 5 tuổi trẻ phát triển đến đâu và có thể làm được những gì? Nghe có vẻ không thực tế nhưng đây là những tiêu chuẩn phát triển đối với trẻ 5 tuổi.
Mốc phát triển trẻ 5 tuổi cần đạt
|
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ 5 tuổi có thể làm được nhiều việc mà không ai nghĩ đến, và từ những nghiên cứu này các nhà khoa học đã tạo ra một bộ các tiêu chuẩn cần có ở trẻ 5 tuổi. Đây có thể xem là cơ sở cho việc đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và sớm phát hiện những bát thường ở trẻ.
Nhiều trường hợp trẻ tự kỷ hay chậm phát triển được phát hiện khá muộn do chưa có sự theo dõi quá trình phát triển của trẻ ở các bậc phụ huynh. Nên nhớ rằng những trẻ tự kỷ hay chậm phát triển có thể cải thiện phần nào nhận thức và kỷ năng nếu được phát hiện sớm, riêng trẻ tự kỷ có thể cải thiện đến 80%.
Dưới đây là những gợi ý về những điều đa số trẻ làm được khi 5 tuổi do Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên trưởng Khoa Tâm lý, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM đưa ra:
Nhiều trường hợp trẻ tự kỷ hay chậm phát triển được phát hiện khá muộn do chưa có sự theo dõi quá trình phát triển của trẻ ở các bậc phụ huynh. Nên nhớ rằng những trẻ tự kỷ hay chậm phát triển có thể cải thiện phần nào nhận thức và kỷ năng nếu được phát hiện sớm, riêng trẻ tự kỷ có thể cải thiện đến 80%.
Dưới đây là những gợi ý về những điều đa số trẻ làm được khi 5 tuổi do Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên trưởng Khoa Tâm lý, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM đưa ra:
Về mặt ngôn ngữ, giao tiếp:
- Nói rất rõ - bé đã bớt "ngọng" rồi các mẹ ạ.
- Kể một câu truyện đơn giản với những câu đầy đủ - tuy nhiên đôi khi trẻ vẫn có thể sắp xếp các tình huống theo trình tự... không giống ai.
- Dùng thì tương lai, ví dụ “bà ngoại sẽ đến đây” - cháu nhớ bà lắm ạ.
- Nói họ tên và địa chỉ - điều này rất quan trọng các mẹ nhé, có thể ở Việt Nam ta chưa chú trọng việc này, nhưng ở các nước phát triển thì rất được chú trọng, do trẻ chưa thể nhớ đường về nhà, nên việc nhớ địa chỉ nhà sẽ giúp ích khi trẻ đi lạc.
Về mặt xã hội, cảm xúc:
- Trẻ muốn làm vui lòng bạn.
- Muốn giống bạn - cha mẹ có cách hành xử đúng đắn sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ.
- Đồng ý với nội quy - tuy còn nhỏ nhưng vẫn nên cho trẻ làm quen với các nội quy, giúp trẻ có tính kỷ luật hơn.
- Thích hát, múa và hành động - trẻ nhỏ thường hiếu động chủ yếu là để khám phá môi trường xung quanh.
- Nhận thức về giới tính - giáo dục giới tính cho trẻ (ở mức độ trẻ có thể nhận thức được) giúp tránh những suy nghĩ lệch lạc về giới tính sau này.
- Có thể nói điều gì thật và điều gì giả vờ - ở tuổi này trẻ đã biết nói "xạo".
- Tỏ vẻ tự lập hơn (ví dụ, có thể tự đến thăm người hàng xóm nhưng vẫn cần người lớn giám sát).
- Đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác - trở thành người đồng hành đáng tin cậy của trẻ.
Trẻ tự lập hơn, đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác |
Về nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề):
- Đếm tối thiểu 10 đồ vật.
- Có thể vẽ một người với tối thiểu 6 bộ phận - cho trẻ tiếp xúc với mỹ thuật sớm, giúp phát triền khả năng sáng tạo của trẻ.
- Có thể viết vài chữ cái hoặc số - cho trẻ làm quen với chữ viết và dạy trẻ những chữ đơn giản nhé.
- Sao chép hình tam giác và các dạng hình học khác.
- Biết về những đồ vật được dùng hàng ngày, như tiền và thức ăn.
Về cử động, phát triển thể chất:
- Đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây.
- Nhảy lò cò, có thể nhảy cách quãng.
- Có thể nhào lộn.
- Dùng muỗng và đôi khi dùng dao - các mẹ nhớ giám sát và hướng dẫn bé chi tiết nhé.
- Có thể tự đi vệ sinh - bé có thể tự đi vệ sinh đúng cách rồi.
- Đu đưa và leo trèo.
Phụ huynh cần lưu ý kiểm tra các mốc mà trẻ đạt được ở sinh nhật thứ 5 va nói với bác sĩ về các mốc mà trẻ đã đạt được và những điều kỳ vọng cho giai đoạn kế tiếp.
Cần nói với bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện:
- Không bày tỏ nhiều cảm xúc.
- Có hành vi thái quá (quá sợ hãi, hung hăng, nhút nhát hoặc buồn bã).
- Rút lui và không hoạt động cách bất thường.
- Dễ xao lãng, khó tập trung vào một sinh hoạt hơn 5 phút.
Trẻ không bày tỏ cảm xúc, nhút nhát, buồn bã |
- Không thể nói điều gì thật và giả vờ.
- Không chơi những trò chơi và sinh hoạt đa dạng.
- Không nói được họ tên.
- Không dùng số nhiều hoặc thì quá khứ một cách phù hợp.
- Không nói về những sinh hoạt hoặc kinh nghiệm hàng ngày.
- Không vẽ hình.
- Không thể đánh răng, rửa và lau khô bàn tay, hoặc cởi quần áo không cần trợ giúp.
- Mất các kỹ năng đã đạt được.
Lo lắng khi gặp những trường hợp này ở trẻ là không thừa, trường hợp trẻ chạm phát triển và đặc biệt là tự kỷ không phải là quá hiếm, ngày càng nhiều trẻ bị tự kỷ.
Việc trẻ không bày tỏ cảm xúc, có hành vi thái quá (sợ hãi, nhút nhát, hung hăng...), không đáp ứng với người khác... thường là biểu hiện của trẻ tự kỷ. Và như đã nói ở trên, nếu phát hiện sớm thì có đến 80% cơ hội phục hồi và hòa nhập cộng đồng.
Nhưng trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ bạn nhé!!!
Nguồn Sưu tầm.
Bạn có thể tham khảo thêm các khóa học của IEDI:
Lớp Cô nuôi dạy trẻ mầm non (Giáo dục mầm non)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment