Tham luận: Bảo mẫu - Người chăm sóc những mầm chòi non
Thursday, May 29, 2014
"Người chăm sóc những mầm chòi non" - buổi tham luận do Phòng Giáo dục quận 1, Tp Hồ Chí Minh tổ chức ngày 5/4, đây là lần đầu tiên có
một ngày hội dành cho các cô bảo mẫu, tại buổi tham luận này các cô bảo mẫu còn tham gia vào một hoạt động vừa mang tính lễ hội vừa để trao đổi, nâng cao nghiệp vụ: giải quyết tình huống, thể hiện kỹ năng chăm sóc học sinh, làm bài kiểm tra kiến thức.
Đây là dịp hiếm hoi được thấy các cô bảo mẫu diện áo dài, bước lên sân khấu ca hát thay vì lui cui ở góc lớp lau chùi từng ca nước, dán tên lên từng đôi dép, xếp từng chiếc bàn chải đánh răng hay dọn từng chiếc gối, mền vào đúng vị trí cho học sinh đi ngủ.
Những tình huống sư phạm thực sự mà các cô đã trãi qua, những khó khăn, vướn mắc, thật gần gũi khi chính các cô chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ, không những thế do gần gũi lâu nên hầu hết các cô đều nắm được những thói quen của từng em. Nhiều
cô rất run khi lần đầu tiên cầm micro và kể câu chuyện của mình trước
đám đông.
Đây là dịp hiếm hoi được thấy các cô bảo mẫu diện áo dài, bước lên sân khấu ca hát thay vì lui cui ở góc lớp lau chùi từng ca nước, dán tên lên từng đôi dép, xếp từng chiếc bàn chải đánh răng hay dọn từng chiếc gối, mền vào đúng vị trí cho học sinh đi ngủ.
Nghề bảo mẫu cần được quan tâm hơn nữa |
Các cô cũng mạnh dạn đề xuất, kiến nghị việc ngành giáo dục và toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa đến nghề bảo mẫu hiện nay, với đặc thù công việc hết sức vất vả nhưng mức lương chưa cao.
Các cô phải tranh thủ làm việc khi các em đã đi ngủ |
Không chỉ là những chia sẽ về nghề, về những niềm vui nỗi buồn của nghề mà còn là những câu chuyên về giấc mơ làm giáo viên còn dang dở, đành theo học lớp nghề bảo mẫu, đậu lại ở cái nghề cũng gần với giáo viên và hơn hết là được gần các em học sinh. Chỉ có người trong nghề mới thấm cái cực nhọc khi một cô phải lo cho ba, bốn chục đứa học trò. Công việc hầu như không thể ngơi tay bởi trường học phải đúng giờ.
Tranh thủ ăn khi học sinh đã ngủ, lau dọn khi các em thức dậy. Sáng đến sớm, chiều về trễ. Và còn là người hòa giải những mâu thuẫn, xử lý muôn vàn tình huống trong bữa ăn giấc ngủ của trẻ... Vậy mà trong các bài tham luận, chẳng thấy một lời than vãn, kêu ca, chỉ thấy những câu chuyện thật ngọt ngào, làm nhẹ đi những phút mệt mỏi, đầu tắt mặt tối với công việc của một “bà mẹ đông con”.
Những câu chuyện nho nhỏ diễn ra hằng ngày khi mà những học sinh bán trú có gần 10 giờ đồng hồ ở trường, như những ngọt ngào lắng đọng lại với các cô sau những giờ làm việc vất vả.
Cô Dung chia sẻ, bảo mẫu Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, thật sự sốc khi cha của một học trò vào trường và cho con một bạt tai chí mạng ngay trước mặt các cô bảo mẫu vì cháu đánh nhau với bạn. “Vừa run, nhưng tôi vẫn cố gắng bình tĩnh đưa em vào phòng y tế, phụ huynh em không đi theo cũng chẳng tỏ ra lo lắng gì, càng nghĩ càng thương và muốn bù đắp cho học trò” - cô rơm rớm kể.
Các cô như một bà mẹ đông con |
Chợt chạnh lòng khi nghĩ đến hàng ngàn cô bảo mẫu khác vẫn đang túi bụi với công việc, với đồng lương chật vật, không biết bao giờ các cô có được một ngày hội thật sự để được nghỉ ngơi và ca hát, được kể cho nhau nghe những câu chuyện nghề rất đặc thù chỉ có ở những ngôi trường bán trú.
Công việc cực nhọc là vậy nhưng vì yêu nghề, yêu trẻ và hơn hết là gánh nặng mưu sinh, gia đình nên các cô vẫn bám trụ với nghề bảo mẫu trong khi đồng lương ít ỏi so với mức sống hiện đại. Một thực trạng đáng buồn là chỉ có một đến hai cô bảo mẫu trong một lớp 40 bé, trong khi tiêu chuẩn ở một số nước chỉ có 4 bé trên một bảo mẫu, nghĩa là với 1 lớp 40 bé thì cần 10 cô bảo mẫu.
Các cô cần lắm những chính sách hỗ trợ, những sẻ chia, cảm thông của xã hội để các cô yên tâm làm việc, có thể sống bằng đồng lương của mình và những người học bảo mẫu có thể yên tâm cho việc học và theo đuổi nghề sau này.
Theo Tuoitre.vn
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment