12 điều "sến sẩm" mà cô gái nào cũng mong được bạn trai làm cho

9:50 AM |
Về cơ bản, các cô nàng lúc nào cũng muốn được sống trong một câu chuyện ngôn tình, với anh bạn trai siêu đẹp trai, ga lăng, lịch thiệp. Với một tình yêu ngày nào cũng có những điều bất ngờ, lãng mạn. Nói chung mọi thứ phải thật lung linh, "hường huệ".

Vậy các chàng trai có biết những điều "sến sẩm" mà các cô gái thương mong ước được các chàng làm cho là gì không? Đừng nghĩ điều gì quá to lớn như đám cưới xa hoa của Huỳnh Hiểu Minh dành cho Angela Baby. Nó chỉ là những điều nhỏ nhỏ như thế này mà thôi.

1) Mua hoa tặng thường xuyên dù không nhân dịp gì cả


12-dieu-sen-sam-ma-co-gai-nao-cung-mong-muon-duoc-ban-trai-lam-cho
12 điều "sến sẩm" mà cô gái nào cũng mong được bạn trai làm cho

Vâng. Dù khi được tặng, nàng sẽ bĩu môi chê "sến sẩm" hoặc phàn nàn là tốn kém, nhưng hãy tin là không có cô nàng nào không thích được tặng hoa cả. Nếu chàng ngại ngùng, có thể nhờ dịch vụ vận chuyển mang tới văn phòng cùng một tờ giấy note ngọt ngào. Đôi khi ánh mắt ngưỡng mộ của các cô gái xung quanh có thể tự đông tăng cho chàng hẳn 10 điểm.

2) Dẫn đến một nơi bất ngờ

Cả hai đang có vài ngày nghỉ tuyệt vời. Và là con gái, chúng tôi sẽ cảm thấy "sướng rơn" khi không cần vò đầu bứt tóc nghĩ rằng cả hai sẽ đi đâu chơi đây, thay vào đó là câu nói "Yên tâm, anh sẽ dẫn em đến chỗ này hay cực".

3) Ôm và âu yếm thường xuyên

Nó giống như là "được sạc pin" ấy. Vòng tay ấm của bạn trai là thứ tuyệt vời nhất, vào mọi hoàn cảnh, mọi thời tiết. Nên đừng tiếc gì mà không cho bạn gái của mình một cái ôm hoặc vuốt ve nhé.

4) Lấy ngón tay nghịch tóc

Đây hẳn là một trong những hành động có thể làm cô bạn gái thường ngày dữ như hổ bỗng trở nên mềm oặt và hiền lành như con mèo, chỉ bằng việc luồn những ngón tay vào tóc của cô ấy hoặc vuốt ve nhẹ nhẹ những
lọn tóc. Ôi cảm giác thật là thần tiên...

5) Mặc chung đồ với chàng

Áo thun, sơ mi, Hoddie...Bất cứ cái gì cũng được. Mặc đồ của bạn trai vào, các cô gái tự dưng thấy được che chở và dịu dàng lạ kỳ.

6) Khen cô nàng đẹp mỗi khi cô ấy xuất hiện

Hãy nhớ là trước mỗi lần hẹn hò, cô nàng phải đứng rất lâu trước tủ quần áo và gương để có thể có một vẻ ngoài xuất sắc nhất khi gặp chàng. Vì vậy, lúc xuất hiện, thay vì những câu "vô nghĩa" như "Em đã sẵn sàng đi chưa?", hoặc "Em muốn ăn gì?" thì đầu tiên, đừng tiếc một lời khen "Quào! Em đẹp quá!".

7) Những cái "đụng chạm" vờ như vô tình

Hãy tận dụng mọi cơ hội để "chạm" vào cô ấy. Tay chạm tay, tay chạm eo, tay vuốt má...Con gái là sinh vật vừa phức tạp vừa đơn giản, và trong trường hợp này, rất đơn giản! Chỉ cần 1 cái chạm là đủ để liêu xiêu.

8) Gửi tin nhắn bất chợt
12-dieu-sen-sam-ma-co-gai-nao-cung-mong-muon-duoc-ban-trai-lam-cho


Còn gì vui hơn khi đang cắm đầu làm bài tập hoặc làm việc, thì tin nhắn đến kèm dòng chữ "Tự dưng nhớ em quá trời!". Bảo đảm dù có đang bực bội vì chuyện bị sếp la thì cô nàng cũng sẽ nở một nụ cười thật tươi và cảm thấy ấm áp rất nhiều.

9) Một cái ôm bất ngờ

Và từ phía sau thì càng tốt. Nó sẽ làm chúng tôi có cảm tưởng mình như là nữ chính trong ngôn tình.

10) Nhớ bạn bè của chúng tôi 


12-dieu-sen-sam-ma-co-gai-nao-cung-mong-muon-duoc-ban-trai-lam-cho


Dù mới gặp một lần hoặc thậm chí chỉ được nghe cô ấy kể một lần, hãy ráng nhớ tên người bạn đó.

11) Gọi cô ấy bằng nickname

"Darling, Honey, Gấu em, Heo con..." - Hãy sáng tạo thêm nào và luôn gọi cô ấy trìu mến bằng nickname đó.

12) Hôn bất ngờ và mãnh liệt

Các cô gái rất thích được hôn bất ngờ. Kiểu hôn mà mắt chưa kịp nhắm, vẫn còn thao láo không biết chuyện gì xảy ra í! Hoặc bỗng dưng đẩy vào tường và hôn ngấu nghiến. Ôi, lúc ấy là lúc cô gái của bạn đang chìm đắm trong một câu chuyện ngôn tình và không biết trời trăng gì nữa.

Theo Trí Thức Trẻ
Read more…

Nhật ký mẹ chồng thời online

9:51 PM |
Cả nhà đang ngồi chơi trong phòng khách thì con trai lớn dẫn 4-5 cô bạn về. Cậu út mật báo: "Một trong các chị kia là người yêu của anh".

Bà Phan Kim Oanh (Tây Hồ, Hà Nội) có hai con trai, đều đã lấy vợ, dâu cả sinh được một bé trai hiện hơn một tuổi, dâu út đang mang bầu tháng thứ 7. Đại gia đình gồm 3 cặp vợ chồng và các cháu của bà Oanh sống chung trong một tổ ấm tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương.

Bà Oanh chia sẻ những dòng nhật ký ghi lại các dấu mốc cũng như cảm xúc của bà từ khi các con trai có người yêu tới lúc tất cả trở thành người một nhà:

Tháng 1/2006:

Con trai út mách lẻo tin quan trọng: "Anh đã có người yêu, con cho mẹ xem trộm ảnh chị ấy nhé, mẹ không được cấm anh đâu, chị ấy học giỏi hơn anh nhiều, cũng xinh lắm nhé"...

Tháng 5/2007:

Cả nhà đang ngồi chơi trong phòng khách thì con trai lớn dẫn 4-5 cô bạn về. Cậu út mật báo: "Một trong các chị kia là người yêu của anh".

Cứ lâu lâu, mình lại được "tình báo" ngầm cung cấp thông tin ảnh người yêu của con trai cả. Tuy nhiên, xem trộm ảnh qua điện thoại thì khó biết như thế nào... cho đến hôm con trai lớn xin đi chơi Thác đa với bạn, mình đã được xem hẳn ảnh cậu chàng quỳ gối cầu hôn một cô bé, theo cảm giác của mình là khá đáng yêu, thông minh và "con nhà lành"...

Vợ chồng mình vẫn nói với nhau: nếu con chọn ai, nên tôn trọng và chấp nhận hình thức, khoảng cách địa lý, chỉ cần tư chất con người là chính, còn nếu có gì chưa ổn, vợ chồng mình sẽ chỉ bảo thêm. Mình luôn nghĩ con người sinh ra số phận đều được định sẵn, cái duyên cái số nó vồ lấy nhau... nên không căng thẳng về vấn đề các con lấy vợ.

Nhật ký mẹ chồng thời online
"Khi các con yêu vợ, mẹ sẵn sàng làm nhiếp ảnh gia", 
bà Phan Kim Oanh tự chú thích cho tấm ảnh mình chụp vợ chồng con trai út. Ảnh: NVCC.

Tháng 5/2009

Cô giáo chủ nhiệm cấp ba gọi điện báo tin con trai út có người yêu. Mình đón nhận rất tin này rất bình thường vì khi đi học ai chẳng có người "tấn công". Nếu không có ai quan tâm thì có nghĩa là con bạn chẳng được ai chú ý đến.

Tháng 6/2010

Cậu thứ hai gọi điện về: "Mẹ ơi, con bị công an phường giữ xe máy, mẹ xuống xin hộ con". Bước vào đồn, mình thấy một cô bé đứng cạnh con trai út, lí nhí chào. Có thể đây là một lễ ra mắt người yêu đầy ấn tượng. Mình "trổ tài" xin xe trong mấy phút trước sự kinh ngạc của hai đứa. Vì lo sợ mẹ mắng, đôi nam thanh nữ tú đã nài nỉ các chú công an cả tiếng đồng hồ để xin xe mà không được, mới đành gọi mẹ.

Mình dắt xe đi ra, cả hai lếch thếch đi sau với bộ mặt tái mét. Mình quyết định lấy luôn xe về trước, để cho đôi trẻ tự đi xe buýt về sau. "Chưa đến tuổi đi xe máy, tại sao con xin đi ra cổng lại lớ xớ xuống đây?", biết con sĩ diện với nàng nhưng mình vẫn lạnh tanh nói trước khi phóng đi. Sau này, cô con dâu thứ mới kể lại là "không bao giờ cháu quên buổi ra mắt bất đắc dĩ đó".

Trưa hôm sau, mình bảo trai út cho xin số của cô bé rồi nhắn tin mời cháu đến nhà chơi. Một cuộc gọi lại tức thì: "Bác mời cháu đến thật ạ?". "Bác mời thật, cháu lên nhà bác chơi và nhân tiện cho bác xin lỗi đã làm cháu sợ nhé".

Thời điểm này, người yêu của con trai lớn đã thi thoảng đến chơi. Vì đã đón nhận hết sức bình thường tin con có bạn gái nên việc mình chân thành quan tâm đến bạn của con luôn làm các cháu đến nhà mình rất thoải mái.

Các mẹ ạ, đừng tưởng cấm con mà có lợi, một tình yêu vụng trộm sẽ không có không gian và thời gian, sao có thể làm cho các con được thoải mái đi tìm một nửa thực sự của mình.

Tháng 6/2010

Vợ chồng mình nhờ hai con trai xin phép hai nhà cho hai bạn gái đi du lịch biển Đồ Sơn hai ngày cùng gia đình. Bạn con lớn được bố mẹ cho phép. Thế là chuyến du lịch năm đó nhà mình có một cô bé đi cùng. Trong hai ngày, mình quan sát thấy người yêu của con có rất nhiều hình ảnh của mình trong đó nhưng may mắn hơn mình là cháu được học rộng, hiểu biết nhiều hơn. Nhà mình cảm thấy rất vui và luôn luôn tạo điều kiện cho con tìm hiểu nhau thoải mái trước sự giám sát từ xa của bố mẹ.

Nhật ký mẹ chồng thời online
Vợ chồng bà Oanh cùng các con trai, con dâu và cháu nội. Ảnh: NVCC.

Tháng 10/2010

Mình mời cả hai bạn gái của các con đi ăn buffet để xác nhận các mối quan hệ yêu đương này đã được gia đình công nhận. Mình vẫn luôn để mắt đến con trai bé và thỉnh thoảng lại vờ nói chuyện bâng quơ về thế nào là tình yêu nam nữ đích thực, bạn bè và người yêu giống hay khác nhau ở điểm gì... cốt sao cho con trai không ngộ nhận, không nhầm lẫn tình yêu với tình bạn. Khi ra về, cả nhà ngồi tại sảnh chụp một bức ảnh có ba cặp rất ấm cúng và ngay trong đêm, các con đã đưa ảnh lên Facebook.

Ngay hôm sau, mình được rất nhiều bạn bè chất vấn: Tại sao cho con yêu sớm thế? Tại sao công nhận sớm thế? Bà muốn con lấy vợ sớm à... Duy có một nguồn động viên rất vững chắc cho mình: Ông xã và bên ngoại. Chẳng là nhà ngoại vẫn có truyền thống bố mẹ luôn tôn trọng các con khi đến tuổi yêu đương. Các cháu bên nhà khi có người yêu là đưa đến giới thiệu với nhau, hợp lại thành một hội dâu rể rất đông vui...

Qua một hành trình dài đi cùng tình yêu của hai con, mình luôn được bạn gái của các con chọn làm đồng minh khi chớm trục trặc hay xích mích to nhỏ - đòn phủ đầu bao giờ cũng oánh vào hai cu cậu nhà mình... Tội gì mà không bênh phụ nữ.

Phan Kim Oanh
Read more…

Bệnh song thị: Vì sao nhìn một hóa hai?

9:33 PM |
(PL) - Như Pháp Luật TP.HCM thông tin, một bệnh nhân kiện bệnh viện vì sau mổ mắt bệnh nhân này nhìn một thấy hai - từ chuyên môn gọi là song thị. Vậy bệnh song thị là gì?

Song thị là hiện tượng nhìn thấy một thành hai ảnh, ngoài một ảnh thật của mắt lành còn xuất hiện bên cạnh một ảnh mờ hơn của mắt bệnh. Người bệnh có triệu chứng song thị bị trở ngại rất nhiều trong sinh hoạt, đặc biệt không thể tham gia giao thông. Với người nhạy cảm, song thị còn dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, thậm chí buồn nôn. Song thị có thể xuất hiện cùng với mắt bị lé hoặc chưa lé.

Tại sao xuất hiện song thị?


Khi nhìn vào một vật, trục nhìn của hai mắt đều cùng hướng về vật đó, ảnh của vật cùng hội tụ trên hoàng điểm là vùng thấy rõ nhất trên võng mạc và theo đường dẫn truyền thị giác lên não để cho thấy cùng một ảnh mà thôi. Khi có sự lệch trục ở một mắt, ảnh của vật không rơi trên hoàng điểm mà ngoài vùng này, hệ quả là người đó thấy xuất hiện một ảnh mờ bên cạnh ảnh thật của mắt lành.

benh-song-thi-vi-sao-nhin-mot-hoa-hai

Song thị là hệ quả của tổn thương trực tiếp trên cơ vận nhãn hoặc gián tiếp trên thần kinh điều khiển số III, IV, VI. Các bệnh lý gây song thị thường gặp trên cơ vận nhãn như bệnh nhược cơ, bệnh nhãn giáp, kẹt cơ vào lỗ gãy xương hốc mắt sau chấn thương. Các bệnh lý gây song thị thường gặp do tổn thương trên thần kinh vận nhãn như tiểu đường, viêm do tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi, sau chấn thương, u bướu gây chèn ép.

Điều trị ra sao?


Song thị liên quan đến bệnh lý thần kinh, vì vậy bạn cần đến bác sĩ thần kinh nhãn khoa. Một xét nghiệm thường được yêu cầu thực hiện là chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) hay chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Nếu tìm được nguyên nhân, đương nhiên phải loại trừ nguyên nhân đó thì mới khỏi song thị. Thí dụ, song thị do kẹt cơ vào lỗ gãy sàn hốc mắt sau chấn thương thì phải bóc tách cơ khỏi chỗ gãy và dùng vật liệu trám vào lỗ gãy để tránh tái phát. Đa số các trường hợp không tìm được nguyên nhân, điều trị triệu chứng là ưu tiên.

Để giảm song thị thầy thuốc thần kinh nhãn khoa có thể tiêm Botulinum toxin A (BTA) vào cơ đối vận với cơ liệt hoặc hướng dẫn bạn cách che mắt luân phiên. Tại Việt Nam chưa phát triển kính đeo mắt khắc phục song thị. Song thị thường giảm dần theo thời gian, thầy thuốc thường chọn điểm mốc thời gian sáu tháng để quyết định phẫu thuật hay không. Nếu song thị không hồi phục, thầy thuốc sẽ can thiệp phẫu thuật điều chỉnh cơ vận nhãn cho bạn.

GS-TS-BS LÊ MINH THÔNG, nguyên trưởng khoa Thần kinh nhãn khoa - 
Tạo hình thẩm mỹ (BV Mắt TP.HCM)
Read more…

Điều mọi cô con gái cần ở một người bố

9:00 PM |
Một người bố kiên định, luôn yêu thương con vô điều kiện, khuyến khích con khi cần... sẽ khiến con gái trưởng thành tốt hơn.

Bố có ảnh hưởng vô cùng lớn tới cuộc sống của con gái cả theo nghĩa tích cực và tiêu cực. Cách bố chăm sóc con gái của mình sẽ giúp chúng định hình về hình mẫu lý tưởng của người đàn ông mà chúng gửi gắm cả cuộc đời mình.

Tính kiên định


Có lẽ nguyên tắc quan trọng nhất mà con gái cần học hỏi từ bố đó là tính kiên định. Trong thế giới của chúng, thời thơ ấu sẽ trải qua những lúc thăng trầm. Trẻ con cần bố mình đưa ra những lời hướng dẫn đúng đắn. Chúng cần một người bố công bằng, đôi khi nghiêm khắc nhưng lại rất tốt bụng, yêu thương và vị tha. Con gái cần một chỗ dựa vững chắc khi cô ấy cảm thấy bế tắc trong cuộc sống.

Sự kiên định của bố đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái đặc biệt là con gái. Con gái trưởng thành từ việc dựa vào những cách ứng xử của bố mình. Khi họ còn bé, tình cảm đơn giản là những hành động như bố đẩy xích đu cho con gái, hay gối đầu tay khi đi ngủ. Nhưng khi đã trưởng thành, điều đó không chỉ dừng lại ở những hành động đơn giản, nó còn phụ thuộc chặt chẽ vào từng cử chỉ của người bố.

Điều mọi cô con gái cần ở một người bố
Cách bố chăm sóc con gái của mình sẽ giúp chúng định hình
 về hình mẫu lý tưởng của người đàn ông mà chúng
 gửi gắm cả cuộc đời mình. (Ảnh minh họa)

Yêu thương vô điều kiện


Con gái cần tình yêu của bố hơn bất kỳ thứ gì khác. Con gái luôn như một đứa trẻ và cần tình yêu thương của bố, như vậy chúng sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn. Chúng tự hào vì đã trưởng thành trong tình yêu thương của bố.

Điều mọi cô con gái cần ở một người bố


Người bố có thể thể hiện tình yêu của họ với con gái theo nhiều cách ví dụ nói chuyện với con gái và thể hiện bằng hành động và cử chỉ. Hãy thường xuyên nói với con gái rằng: “Bố yêu con”.

Khuyến khích, động viên


Khuyến khích và ủng hộ trẻ sẽ giúp trẻ thêm tự tin ở bản thân. Trong khi con trai thường cạnh tranh với người khác thông qua sự thể hiện bản thân thì con gái thường dùng vẻ đẹp tự nhiên và đức hạnh như một vũ khí. Một người bố lý tưởng cần biết khuyến khích những phẩm chất tốt đẹp của con gái. Sự khích lệ của bố sẽ là nguồn động lực lớn giúp cô ấy có thể đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống.

Nói sự thật


Các cô con gái cần bố kể họ nghe những sự thật trong cuộc sống.Cuộc sống sẽ nói cho con gái rất nhiều điều giả dối vì thế dạy con về những sự thật trong cuộc sống sẽ giúp chúng thành công hơn khi trưởng thành. Hãy dạy cho trẻ biết làm thế nào để có thể mạnh mẽ, tự do và độc lập.

Điều mọi cô con gái cần ở một người bố
Một ông bố luôn thẳng thắn sẽ giúp con gái kính trọng hơn. (Ảnh minh họa)

Cùng tham gia các hoạt động thể chất


Bố có thể giúp con gái có được thể chất khỏe mạnh hơn bằng cách cùng con gái đi dạo đâu đó. Ngoài ra, bố và con gái cũng có thể giảm căng thẳng mệt mỏi bằng các hoạt động thể chất. Hãy giúp con gái bạn có một cơ thể khỏe mạnh bằng cách cùng chúng tập thể dục hàng ngày.

Luôn thẳng thắn


Những người bố cần phải đủ thẳng thắn để nhận lỗi khi mắc sai lầm, đặc biệt trước con gái của họ. Khi một ông bố có thể dũng cảm nhận lỗi trước con gái của mình sẽ giúp con gái kính trọng bố của mình hơn.

Theo Tri Thức Trẻ
Read more…

10 thói quen nên thay đổi khi bước sang tuổi 30

9:32 PM |
Bạn cần yêu quý bản thân hơn, không so sánh bản thân với người khác và xác định rõ sự nghiệp đam mê để gắn bó lâu dài.

1. Yêu quý bản thân


Đây là thói quen rất quan trọng khi bước vào tuổi 30. Đó là bước ngoặt ghi dấu bạn trưởng thành với nhiều nỗi lo toan hơn, từ việc vặt trong gia đình, đủ loại hóa đơn, sự nghiệp và cả con cái. Chỉ khi dành tình yêu cho chính mình, bạn mới lan tỏa được nó cho người khác.

Hãy bắt đầu mỗi ngày với tinh thần lạc quan, tự tin vào bản thân về nhan sắc, sự thông minh và nhanh nhẹn của mình. Tránh tiếp xúc với người đối xử với mình không tốt. Thay vào đó, nên dành nhiều thời gian với bạn bè thân thiết. Điều này giúp thúc đẩy cảm xúc vui vẻ một cách tự nhiên.
10 thói quen nên thay đổi khi bước sang tuổi 30
Hãy bắt đầu mỗi ngày với tinh thần lạc quan, tự tin
vào bản thân về nhan sắc, sự thông minh và nhanh nhẹn của mình

2. Xây dựng cuộc sống trong mơ cho riêng mình


Cuộc sống riêng tư sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và gìn giữ hạnh phúc, thành công và lòng đam mê của bạn. Vì vậy, nếu muốn kết hôn, sinh con hay mua nhà cửa, 30 tuổi là thời điểm lý tưởng để đặt viên gạch nền móng đầu tiên cho tất cả mọi dự định lớn lao.

Không nên trì hoãn giấc mơ về cuộc sống lý tưởng của mình sau này. Có thể khởi đầu bằng việc lập gia đình, sinh con vì 30 được xem là “độ tuổi vàng”.

3. Theo đuổi công việc mình đam mê


Tuổi 30 cũng là thời điểm hoàn hảo để khám phá những công việc mới để xác định chính xác mình đam mê cái gì. Viết lách, kinh doanh hay nghệ thuật? Không gì tồi tệ hơn phải gắn bó với việc làm bạn không thích trong suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, để tạo dựng cuộc sống vững chắc, sở thích ấy vẫn nên đáp ứng được nhu cầu tài chính của gia đình sau này.

4. Không so sánh mình với người khác


Mạng xã hội như Facebook là nơi lý tưởng để bạn hay so sánh mình với người khác. Đôi khi họ thất bại hay quá thành công đều khiến bạn mất niềm tin vào cuộc sống và bản thân mình. Hãy dừng thói quen đó lại vì mỗi người có hoàn cảnh sống, cá tính khác nhau, nếu không bạn sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái stress, mất phương hướng.

5. Tạm bằng lòng với những gì mình có


Thay vì đố kỵ với người khác, hãy kiên nhẫn và tạm bằng lòng với những gì mình có. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự hài lòng ấy giúp tăng niềm vui và giảm cảm giác tiêu cực. Tất nhiên, bạn vẫn nên đặt ra mục tiêu cao hơn để phấn đấu, nhưng cần hiểu không phải lúc nào cuộc sống cũng diễn ra theo những gì mình mong muốn.
10 thói quen nên thay đổi khi bước sang tuổi 30
Thay vì đố kỵ với người khác, hãy kiên nhẫn
và tạm bằng lòng với những gì mình có

6. Học cách tha thứ cho bản thân vì lỗi lầm


Không thể tránh khỏi những quyết định bồng bột, sai lầm ở tuổi 20. Ai cũng mắc khuyết điểm. Bước sang tuổi 30, bạn nên nhìn nhận lại bản thân và rộng lượng với chính mình, thừa nhận điểm yếu của bản thân có thể thay đổi và cố gắng tránh lặp lại vết xe đổ.

Trưởng thành từ những lần vấp ngã thì càng bền vững. Bạn không nên giày vò bản thân vì những câu chuyện đã lùi về quá khứ.

7. Bắt đầu có thói quen tập thể dục đều đặn


Dành thời gian tập thể dục đều đặn khi bước vào tuổi 30 nên là một trong những mục tiêu lớn. Bắt đầu từ 35 tuổi trở đi, cơ thể bắt đầu mất dần cơ, tăng cân khó kiểm soát khi hoạt động não bộ có dấu hiệu chậm chạp hơn. Đó là lý do vì sao nên tập luyện mỗi ngày.

8. Gọi điện cho bố mẹ thường xuyên hơn


Chăm sóc gia đình của riêng mình, phấn đấu cho sự nghiệp và nhiều thứ to lớn khác của tuổi 30 làm bạn mất sợi dây gắn kết với bố mẹ. Hãy nhớ bố mẹ ngày càng già đi, họ không tồn tại cùng chúng ta mãi mãi.

Hãy gọi cho bố mẹ thường xuyên hơn nếu không có khả năng gặp gỡ, chăm sóc. Chỉ câu hỏi thăm “Mẹ có khỏe không?” đã đủ giúp bà ấm lòng và cảm nhận được sự quan tâm của con cái.

9. Tập thói quen ăn uống lành mạnh


Danh sách những việc cần làm ở tuổi 30 không thể thiếu tập thói quen ăn uống hợp dinh dưỡng. Nó sẽ giúp quãng thời gian tuổi 40 và về sau này trôi qua một cách êm đêm, không phải lo toan về đủ bệnh tật của người già. Chế độ ăn cần hợp lý, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường ăn hoa quả, rau củ.

10. Tiếp tục tận hưởng cuộc sống


Đã qua độ tuổi 20 không có nghĩa bạn phải lao vào sống vội vì tiền bạc khiến bạn trở nên khó tính, dễ hoài nghi và luôn muộn phiền. Vậy nên, hãy tiếp tục tận hưởng cuộc sống với những gì bạn quan tâm và vẫn nỗ lực hết mình.

Huy Nghĩa (Theo Lifehack)
Read more…

Bình thơ Hạt Gạo Làng Ta - Trần Đăng Khoa

9:20 PM |

HẠT GẠO LÀNG TA

Trần Đăng Khoa
Nhà thơ Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...

Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...

Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất.

Hạt gạo làng ta.
Gửi ra tiền tuyến,
Gửi về phương xa.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta...

Trần Đăng Khoa

Lời bình của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi


Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp một nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc và rung động, giầu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con:

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy...

ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng ở bùn, đất ra hoa, trổ bông, kết hạt (như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm được “vị phù sa”, “hương sen thơm”, trong hạt gạo. Và hơn thế nữa, còn có cả tình người, lòng người ấp ủ:

Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...

Làm ra hạt gạo gian khó biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Đó là phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa để thực tế đời sống tự nói lên:

Bình thơ Hạt Gạo Làng Ta - Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta - Có bão tháng bảy - Có mưa tháng ba
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu...

Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên nhiệt đới khắc nghiệt đã đổ lên đầu người nông thôn bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:

Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.

Bốn câu thơ có sức chứa lớn nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun, nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cả cờ” thì phải là mắt trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ có nơi gọi là cá thia lia, thân, đuôi nhiều màu sắc rực rỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.

Nước nóng chết cả cá, nhưng chết mấy con cá cờ quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ...

“Cua ngoi lên bờ”: không sống ở nông thôn, không có thực tế ruộng đồng không có câu thơ đó. Nóng quá, cua ngoi lên bờ nhưng bất ngờ đến sửng sốt khi:

Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy

Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc.

Có phải nói điều gì nhiều về những vất vả, nhọc nhằn của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đã nói quá nhiều. Một câu như đám mây mang điện tích âm gặp câu kia mang điện tích dương tạo nên tiếng sét. Tiếng sét đó làm chấn động tình cảm trong lòng bạn đọc.

Kể ra bài thơ dừng lại ở đây được rồi, là đúng với lứa tuổi người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức chống Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi. Các em không được sống hồn nhiên cái tuổi bắt dế, nuôi chim của mình. Trần Đăng Khoa cũng vậy mà còn hơn thế nữa. Vì thông minh hơn người, em tiếp nhận không khí chính trị, không khí xã hội một cách nhạy bén:

Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa...

Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói lên hạt gạo những năm chống Mỹ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ như:

Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông

vừa nói được hoàn cảnh, vừa nêu được khí thế của đất nước thời ấy.

Nguồn: Vũ Nho - Trần Đăng Khoa thần đồng thơ ca, Nxb VHTT, 2000, tr.180 – 183.
~~~ o ~ o ~~~

Lời bình của Vũ Nho


Một phần vì bài thơ được phổ nhạc, trẻ con nhà quê hát suốt và chính bản thân tôi cũng thích thú nghêu ngao những khi cao hứng một mình. Phần khác vì đây là bài được chọn đưa vào sách giáo khoa Tiểu học. Phần khác nữa là trong câu chuyện về ông Chộp có đoạn:

Lão Chộp dừng lại. Lão nhìn tôi đăm đăm, vẻ như thăm dò rồi lão dè dặt hỏi:

- Này tôi hỏi khí không phải. Có phải bác là cái bác Hạt gạo làng ta không?

Tôi ngạc nhiên nhìn lão:

- Vâng, có chuyện gì thế cụ?

- Ồ thế thì hay quá! Tôi định khăn gói quả mướp tìm gặp bác lâu rồi kia. May quá ! Đúng là ông giời phù hộ bác ạ!" (Trần Đăng Khoa - Chân dung và đối thoại, tr. 298)

Bấy nhiêu lý do đủ làm cho tôi phải đi tìm vẻ đẹp của "Hạt gạo làng ta".

Bình thơ Hạt Gạo Làng Ta - Trần Đăng Khoa
Vẻ đẹp của "Hạt gạo làng ta"

Bài thơ mở đầu một cách giản dị nhưng vô cùng tinh tế ca ngợi cái quí giá của hạt gạo bình thường. Từ thời vua Hùng, hạt gạo đã được thần mách cho Lang Liêu rằng trong trời đất không có gì quí bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán (Lĩnh nam chích quái - Truyện bánh chưng). Tục ngữ từng đề cao vai trò của hạt gạo và địa vị của người làm nông nghiệp "Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ"... Hạt gạo trong thơ của chú bé Khoa không phải là khái nịêm gạo nói chung mà là hạt gạo của làng. Cái giỏi của chú bé thần đồng là ở chỗ không lấy hợp tác, không lấy xã, không lấy huyện làm địa chỉ cho hạt gạo; mà lấy làng, một tế bào rất cơ bản của xã hội kinh tế nông nghiệp, nơi gắn bó bền chặt của cộng đồng với bao nhiêu ràng buộc về địa dư, tín ngưỡng, văn hóa, phong tục: đất làng, đình làng, thành hoàng làng, hội làng, lệ làng... Hạt gạo bé nhỏ ấy có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát... Đó là kết tinh những tinh hoa của trời đất và con người.

Có một điều kì lạ là bài thơ rất khái quát và sâu sắc về tư tưởng nhưng lại được diễn đạt bằng cái nhìn đơn giản, hồn nhiên của trẻ con. "Hạt gạo có..." Như là lối nói thường thấy ở đồng dao "Củ ấu có sừng, bánh chưng có lá, con cá có vây, ông thầy có sách...". Chỉ khác là ở đồng dao mỗi sự vật có một thứ đặc trưng, còn hạt gạo thì có các thứ khác nhau. Có rất nhiều thứ, kể cả gió bão, nắng mưa, nhưng hạt gạo không có bom đâu nhá. Lại  phải khen cậu bé Khoa. Bởi thế mà ở khổ thơ thứ ba, chữ "có" trốn biệt để chỉ còn thời gian với bom, với súng, với đạn. Cuối cùng chúng cũng bị mùi thơm của "bát cơm mùa gặt" đánh bạt. Cứ tựa như là chiến thắng của quả sấu non trong thơ Xuân Diệu, của khí thế "tiếng hát át tiếng bom" ngày ấy...

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...

Cái khéo của hai chữ "đắng cay" đứng ở cuối câu vừa nói được trong hạt gạo có phần cay đắng (như trong ca dao nói dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần), vừa bắc cầu sang những nỗi vất vả nhọc nhằn để có được hạt gạo trong những năm tháng chiến tranh.

Cũng vẫn là những gì có ở hạt gạo thôi, nhưng chúng là phần gian nan nhất mà người sản xuất phải chịu đựng: Bão tháng bẩy gãy cây đổ nhà. Mưa tháng ba liền với giá rét căm căm khiến người già chết cóng. Tuy nhiên cái rét, cái mưa, con người còn phòng được, chống được  ít nhiều. Cái nắng, cái nóng mới là nỗi cơ cực nhất của người nông dân. Có phải vì thế chăng mà bài ca dao xưa cũng đặc tả cái nắng, cái nóng "... buổi ban trưa. Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày". Trần Đăng Khoa không nhắc đến trận "mưa mồ hôi" tuy là "mưa giả" nhưng cũng có nước để dịu đi chút nóng. Chú bé nói đến mồ hôi sa trưa tháng sáu, nói đến cái nóng trên giời (nắng trưa) cái nóng dưới ruộng (nước như ai nấu). Nóng đến nỗi cá không sống nổi, cua phải bỏ lên bờ... Còn mẹ em, người phụ nữ nông thôn thì lội xuống thửa ruộng như chảo nước đang đun nóng bỏng để mà cấy lúa, cấy mầm sống, mầm hi vọng có hạt gạo mai này. Có khác nào đi vào chỗ chết để làm ra sự sống.

Đặc sắc bài thơ về hạt gạo của Trần Đăng Khoa là nói đủ cả bão, mưa, gió, nắng. Mưa ra mưa, mưa tháng ba, và cả mưa trong bão tháng bảy "áo mẹ mưa bạc màu. Đầu mẹ nắng cháy tóc". Lại nhớ đến hình ảnh người cha đi cày về "đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa"...

Nếu chỉ vật lộn với thời tiết, với mưa gió để làm ra hạt gạo thì công lao của người nông dân cũng đã to lớn vô cùng. Nhưng hạt gạo ấy còn được làm ra dưới đạn bom. Bom trút lên mái nhà, trút vào nơi sống, nơi nghỉ ngơi để lấy lại sức lực sau những bão những nắng, những nóng những rét, những mưa... Hạt gạo ấy còn được làm ra trong điều kiện trai tráng khỏe mạnh đều theo cây súng đi xa. Và cả hậu phương giờ cũng thành ra chiến trường, bom Mĩ trút, hố chiến đấu, hào giao thông chằng chịt...

Những năm tháng chiến tranh gian khổ nhưng đầy hào hùng. Chỗ nào cũng nói đến lập công, ghi công. Trong bảng vàng chiến công ấy có cả công những em bé "Đưa cơm cho mẹ đi cày" (tên một bài hát nổi tiếng của Hàn Ngọc Bích). Phải ghi công vì các em không chỉ làm kế hoạch nhỏ, nghìn việc tốt mà các em còn tham gia lao động, làm những việc quá sức đối với lứa tuổi. Tát nước chống hạn thì "vục mẻ miệng gàu", gánh phân thì "quang trành quết đất", bắt sâu thì "lúa cao rát mặt"... Sáng, trưa, chiều... không đi học là các em đi làm...

Bài thơ chỉ nhắc đến mẹ và các bạn thiếu nhi vì những năm ấy đảm đang đồng ruộng chủ yếu là phụ nữ và trẻ con. Thơ viết như không nhưng sức khái quát lại rất cao là thế.

Khổ kết thúc bài thơ là một khổ thơ đặc sắc. Hạt gạo ấy xứng đáng là hạt vàng, xứng đáng để nhà thơ nhỏ tuổi ca hát.

Em vui em hát
Hạt vàng làng ta

Hạt gạo nhỏ bé mà có đủ vị, hương, âm thanh lời hát, có không gian, có thời gian, có phong trào thiếu nhi, có lịch sử đánh Mĩ. Bài thơ nho nhỏ mà nói bao điều lớn lao...

Trò chuyện với Trần Đăng Khoa, tôi mới hiểu vì sao anh tặng bài thơ này cho Xuân Diệu. Chính ông chứ không ai khác đã "mắng" chú bé Khoa về đoạn kết bài thơ. Trần Đăng Khoa kể:

"Ban đầu em viết đoạn kết:
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về muôn phương
Làm nên chiến trường
Làm nên niềm vui
Các cô các bác
Đừng để gạo rơi
         
Khi em đưa cho Xuân Diệu, ông trợn mắt bảo: "Các cô các bác không phải là trẻ con đâu nhé, không đợi cháu dạy khôn như thế. Cháu còn bé phải tránh cái lối dạy dỗ. Giáo huấn - đấy là cái nhược điểm, cái bệnh chung của nền thơ ta. Cháu phải tránh xa".

Vì thế em đã viết lại đoạn kết như hiện nay".

Mới hay, dù đã là thần đồng như Trần Đăng Khoa, nếu không có ông thầy tài ba, một Đại sư Xuân Diệu thì cũng khó mà đi xa. Nhờ "mắng mỏ" nghiêm khắc của Xuân Diệu mà "Hạt gạo làng ta" trở nên "hạt vàng" trọn vẹn.


Hà Nội tháng 11, Nha Trang 12/1998
Read more…

Những điều kỳ quặc chỉ người có con nhỏ mới làm

8:58 PM |
Ăn lại đồ thừa rơi ra từ miệng người khác, cắt nhỏ một quả nho đã bé xíu, để ai đó nhìn mình đi tiểu... là các việc có thể bạn sẽ làm khi có con nhỏ.

Những điều kỳ quặc chỉ người có con nhỏ mới làm
Những điều kỳ quặc chỉ người có con nhỏ mới làm
Có khá nhiều điều bạn sẽ không còn có thể thực hiện khi có con nhỏ như dành hàng giờ để chải chuốt, nằm khểnh bất cứ lúc nào mình thích... Nhưng đừng cau có. Dưới đây là một số điều mới mẻ, ngạc nhiên mà bạn sẽ làm khi trở thành bố, mẹ. (Hãy nhớ "người khác" hay "ai đó" dưới đây chính là em bé của bạn và bạn hầu như chẳng bao giờ có thể thực hiện những việc này với bất cứ ai khác):

1. Vừa ăn vừa đi vệ sinh hoặc trong lúc cho người khác đi vệ sinh.

2. Cố đánh răng cho người khác trong khi họ không muốn.

3. Thổi thức ăn khi nó ở trong miệng người khác.

4. Ăn thực phẩm vừa rơi ra từ miệng người khác.

5. Ăn thức ăn bạn nhặt được trên sàn nhà.

6. Ăn kẹo nhặt được trong một chiếc giày.

7. Đến gặp bác sĩ tâm lý.


8. Lau mũi cho người khác bằng tay không.

9. Ăn bột hay các thực phẩm dành cho trẻ em.

10. Mặc đồ cho người khác trong khi bạn đang tắm.

11. Cắt nhỏ một quả nho.

12. Đồng ý cho người khác cắt nhỏ trái nho khô.

13. Giả vờ rất thích hương vị của một quả mận (hay loại thức ăn nào đó bạn muốn trẻ ăn).

14. Hỏi người khác lý do tại sao tóc họ có mùi sữa chua.

15. Để mẩu móng chân của người khác trong túi mình.

16. Để người khác nhìn mình đi tiểu khi họ (bạn biết là ai rồi) đang cầm một chiếc kem ăn.

17. Lấy tay hứng bãi nôn của người khác, hơn là để nó dây đầy ra chăn, chiếu.

18. Hào hứng kể về những chuyện ngớ ngẩn của người khác với bạn bè của mình.

19. Quan tâm đến chuyện đại tiện của người khác hơn bất cứ việc gì khác hay nhìn thật kỹ vào phân của họ để xem có điều gì bất thường hay không. (Những bố mẹ có con bị táo bón hay tiêu chảy sẽ thấu hiểu điều này).

Vương Linh (Theo Cupofjo)
Read more…

6 loại thực phẩm thường bị nấu nướng sai cách

8:44 PM |
(PLO) - Mỗi ngày bạn đều lựa chọn những thức ăn thật bổ dưỡng cho bản thân và gia đình, nhưng có thể, cách thức nấu ăn của bạn đã làm giảm dinh dưỡng của chúng đi nhiều.

Những thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm sinh học… lại thường gặp phải cách chế biến sai lầm của người dùng. Chúng ta thường luộc, hấp, chiên rau trong dầu ăn, khiến chúng giảm độ dinh dưỡng đi nhiều. Thậm chí, ngay cả cách cắt cũng sẽ làm một số loại rau quả mất đi vitamin và khoáng chất trong chúng.

Bông cải xanh và tất cả các loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải, súp lơ, bắp cải… đều được nên hấp nhẹ để giải phóng chất dinh dưỡng thực vật. Cà chua lại nên được nấu chín để tăng chất lycopene có tác dụng chống ung thư nhiều hơn là ăn sống.

Có 6 loại thực phẩm tiêu biểu nên được chuẩn bị, nấu và ăn bằng cách thức riêng đặc biệt để tăng tối đa tính dinh dưỡng của chúng mà bạn nên lưu ý.

1. Dâu tây

Loại trái này dồi dào chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin C. Nhưng cắt đôi những trái dâu sẽ khiến các chất dinh dưỡng này, đặc biệt là vitamin C, bị oxy hóa, tiêu hao giá trị đối với sức khỏe.
6 loại thực phẩm thường bị nấu nướng sai cách

Bạn nên ăn cả trái dâu, hoặc đợi đến khi ăn mới cắt chúng. Các loại dâu được đông lạnh ngay sau khi hái lại tốt hơn vì các chất dinh dưỡng được lưu giữ lại đầy đủ trong trái.

2. Tỏi

Trong khi cắt, nghiền làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhiều loại rau trái, với tỏi là ngược lại. Tỏi chứa một loại enzyme chống ung thư là allicin sẽ trở nên hoạt động khi được tiếp xúc với oxy.

Bạn nên cắt, nghiền tỏi và để nó ở ngoài trong vòng 10-15 phút trước khi bỏ vào thức ăn để tăng cường lợi ích cho sức khỏe của allicin.

3. Sữa chua

Sữa chua thường có một lớp dung dịch tập trung trên nắp hộp đựng và bạn thường bỏ nó đi chung với hộp. Nhưng thực sự, lớp nước ấy chứa rất nhiều protein, vitamin D, B12, canxi và phốt pho.

Bạn nên đổ chung lớp nước ấy vào sữa chua để tăng cường giá trị sức khỏe của nó. Sữa chua tốt nhất nên được ăn lạnh, nấu nó lên làm chết các vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột và có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

4. Bông cải xanh

Loại rau này chứa rất nhiều chất chống ung thư, vitamin C, chlorophyll, chất chống oxy hóa. Nhưng luộc, chiên hoặc nấu nó lên có thể làm giảm rất nhiều giá trị dinh dưỡng của nó.

Bạn có thể ăn sống hoặc hấp nhẹ bông cải để có được nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Khi ăn, cà chua nên được nấu chín để giúp tăng hàm lượng lycopene-một chất được cho là có khả năng chống ung thư tuyến tiền liệt. Hình minh họa.

5. Cà chua

Cà chua là nguồn cung cấp lycopene, một chất dinh dưỡng thực vật được chứng minh là có khả năng chống ung thư tuyến tiền liệt, tăng cường khả năng nghe. Cà chua đem đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn khi được nấu chín, làm tăng và tập trung hàm lượng lycopene trong trái hơn.

6 loại thực phẩm thường bị nấu nướng sai cách

Dù ăn cà chua sống trong xà lách hay các loại thức ăn khác vẫn tốt, bạn có thể nấu cà chua chung với súp, cá, gà…

6. Thịt nướng

Đây là món ăn không thể thiếu với nhiều người và các bữa tiệc, nhưng thịt được nướng với nhiệt độ cao tới mức trở nên khô cháy sẽ làm tăng các chất hóa học gây ung thư gọi là heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs).

Bạn nên chế biến thịt chín từ từ, không nên làm cháy và tránh lửa chạm trực tiếp vào thịt. Bạn cũng nên chú ý rằng thịt chưa chín có thể chứa vi khuẩn E. coli, salmonella, và các loại vi khuẩn có thể còn sống đến khi bạn ăn, gây ngộ độc thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyên rằng người nội trợ nên có một nhiệt kế riêng dùng trong chế biến thực phẩm để bảo đảm các loại thịt được chế biến đến nhiệt độ thích hợp, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn.

LAN THẢO (theo newmax)
Read more…

Tiền phụ cấp thâm niên cho nhà giáo - Quá chậm

8:44 PM |
Chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được thực thi từ 1-9-2011, được tính từ ngày 1-5-2011, thế nhưng cho đến nay hơn 1 triệu giáo viên trong diện được phụ cấp thâm niên vẫn mong ngóng bao giờ khoản tiền được “hứa” sẽ “rót” cho họ trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Chờ đợi mòn mỏi


Cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, quận 11 TPHCM cho biết: Khi hay tin được hưởng phụ cấp thâm niên, giáo viên nào cũng mừng và phấn khởi, nhà trường đã lập danh sách tính toán theo thâm niên công tác của hơn 30 giáo viên trong diện này và đã gửi lên phòng tài chính - kế hoạch quận. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy thông tin bao giờ mới có. Cô nói: “Cứ vài ngày giáo viên lại hỏi mà tôi không biết phải trả lời như thế nào?!”.

Theo cô, cứ tưởng với nghị định này giáo viên của trường năm nay sẽ được đón một cái tết đầy đủ hơn vì khoản phụ cấp sẽ phần nào bù đắp cho khoản thưởng tết chỉ được mấy trăm ngàn đồng như mọi năm. Thế nhưng, cái tết đang cận kề còn tiền phụ cấp thâm niên thì vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Cô N.T.M., giáo viên một trường mầm non ở quận 5 tâm tư: tôi nghĩ đã đến lúc nhà nước nên thay đổi chế độ cho chúng tôi chứ như giáo viên mầm non làm việc cả 15 năm nay nhưng lương cũng chỉ tròm trèm khoảng 3 triệu đồng, quy định phụ cấp thâm niên đã có sao mãi đến nay vẫn chưa thực hiện? Đã có nghị định thì nên thực hiện, rất nhiều giáo viên hiện nay cũng đang trông chờ vào phụ cấp này để phần nào cải thiện cuộc sống.

Tiền phụ cấp thâm niên cho nhà giáo - Quá chậm
Tiền phụ cấp thâm niên cho nhà giáo - Quá chậm
Các trường học trong thành phố cũng cho biết danh sách hưởng phụ cấp thâm niên của từng giáo viên đã được gửi lên quận từ tháng 10 nhưng đến bao giờ mới có thì không ai biết được. Người thì nói tháng 5, người thì nói tháng 10-2012 mới có, trong khi quy định từ tháng 9-2011, giáo viên sẽ được lãnh phụ cấp thâm niên. Cũng bởi sự chậm trễ này, không ít thầy cô giáo e ngại, biết đâu ngân sách không được tăng thêm, nếu có phụ cấp thâm niên, lương tăng lên nhưng tổng thu nhập thực tế vẫn không thay đổi?

Cô Lê Thị Lệ Vân, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi 3 quận 5 trăn trở: quy định này được ban hành là niềm vui của các giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhân viên trong trường như bộ phận kế toán, bảo mẫu, nhân viên, cấp dưỡng… rất thắc mắc vì họ cũng là người phục vụ cho ngành giáo dục nhưng không thuộc diện được phụ cấp thâm niên trong khi đó lương của họ hiện nay rất thấp.

Chính vì vậy chúng tôi nghĩ nên có chế độ để hỗ trợ bởi công việc của họ cũng rất quan trọng đối với hoạt động của nhà trường. Mấy năm nay vì thu nhập quá thấp nên nhiều nhân viên cấp dưỡng, bảo mẫu đã nghỉ việc khiến cho hoạt động của trường gặp không ít khó khăn.

Nên giải quyết nhanh


Hiệu trưởng các trường cho biết, nếu tính phụ cấp thâm niên theo mức lương hiện hành, bình quân mỗi giáo viên sẽ tăng khoảng 465.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, với mỗi giáo viên sẽ khác nhau tùy theo hệ số lương, số năm giảng dạy. Cái hay của phụ cấp thâm niên là được tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp, khi các thầy cô giáo về hưu thì sẽ có mức lương hưu cao hơn hẳn so với đối tượng khác không có phụ cấp thâm niên.

Theo Bộ GD-ĐT: Mục tiêu chính của phụ cấp thâm niên nhằm động viên, khích lệ nhà giáo trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, thu nhập còn thấp hiện nay, giúp nhà giáo yên tâm với nghề, nâng cao chuyên môn. Đây cũng là một chế độ tạo sức hút những người giỏi vào nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phụ cấp thâm niên là phụ cấp mang tính đặc thù cho nhà giáo mà không phải là phụ cấp ngành, do đó các đối tượng như: kế toán, bảo mẫu, nhân viên, cấp dưỡng… không nằm trong diện được hưởng phụ cấp thâm niên.

Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: Sở GD-ĐT TPHCM cũng đang hoàn tất mọi thủ tục và thống kê số lượng giáo viên nằm trong diện được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên, chắc chắn chế độ này sẽ được giải quyết trong thời gian tới và được truy lãnh đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, vẫn phải chờ thông tư hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì sở mới có thông báo cụ thể.

Về vấn đề ngân sách có đủ để chi đầy đủ cho giáo viên hay không, ông Nam cho biết thêm đây là nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo. Hơn nữa đây là chế độ góp phần động viên và giải quyết một phần khó khăn cho đội ngũ nhà giáo cũng như làm tăng phần hưởng lương hưu sau này chính vì vậy chắc chắn khi có thông tư hướng dẫn cụ thể sẽ được giải quyết đầy đủ cho các thầy cô giáo, thu nhập chắc chắn sẽ tăng.

Giải quyết phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là một chủ trương tốt đẹp và có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích sinh viên vào ngành sư phạm. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tế vẫn còn cả một khoảng cách. Cho đến nay, các trường học vẫn đang chờ sở, sở thì nói chờ bộ hướng dẫn… Đến bao giờ chủ trương này mới đến được với các thầy cô giáo?

Đã đến lúc Bộ GD-ĐT cần phải có hướng dẫn cụ thể, nhanh chóng giải quyết chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo, không nên để cho giáo viên phải đợi mỏi mòn khi chủ trương là hoàn toàn phù hợp để nâng cao chất lượng đời sống giáo viên hiện nay.

LÊ LINH
Read more…

"Sống được bằng lương, chẳng ai đi dạy thêm"

8:19 PM |
Thầy giáo dạy Toán có vẻ ngoài như diễn viên, được nhiều học sinh ngưỡng mộ lập hẳn một trang "phát cuồng", đã có trải lòng về những trăn trở, khó khăn của một giáo viên trẻ.

Thầy Lại Tiến Minh được biết tới là một giáo viên dạy Toán trẻ, được nhiều học trò ngưỡng mộ, lập fanpage trên mạng xã hội. Thầy hiện là giảng viên thuộc biên chế trường ĐH Kiến trúc Hà Nội và cũng là giáo viên hợp đồng tại trường THPT Lương Thế Vinh.

Cách đây không lâu, bài viết chân dung thầy Lại Tiến Minh đã được đăng tải và nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực từ độc giả. "Nhiều người liên hệ với tôi chỉ để nói những lời động viên, khích lệ tôi cố gắng cống hiến. Tôi không gặp họ, cũng không biết họ là ai nhưng chính những điều nhỏ nhặt đó làm tôi có thêm động lực với con đường của một nhà giáo" - thầy Lại Tiến Minh chia sẻ.

"Sống được bằng lương, chẳng ai đi dạy thêm"


- Sau 4 năm làm giáo viên, thầy có hài lòng với công việc của mình?
- Hiện tại tôi khá hài lòng với công việc của mình. Tôi thấy môi trường làm việc chỗ tôi tương đối tốt, học sinh, sinh viên khá ngoan. Quan trọng nhất không bị áp lực về thành tích, hồ sơ sổ sách và hội họp. Ở trường ĐH Kiến trúc, nếu bạn làm tốt bạn sẽ được trọng dụng, không nhìn vào tuổi tác và những điều kiện khác để cất nhắc như ở một số trường khác.

- Lý do gì thầy chọn nghề giáo thay vì những công việc hấp dẫn khác?
- Việc tôi chọn nghề giáo cũng là một sự tình cờ. Sau này tôi mơi thấy nghề giáo cũng phù hợp với mình vì thôi thấy mình hình như cũng có chút năng khiếu sư phạm (cười).

- 4 năm không phải là dài nhưng cũng đủ để một giáo viên trẻ có cái nhìn toàn cảnh về những gì mình đã trải qua. Với những vấn đề giáo dục hiện nay, thầy có trăn trở gì?

- Tôi thấy giáo dục ở nước ta còn rất nhiều điều phải xem xét. Quan trọng nhất là giáo dục chưa gắn liền với thực tế cuộc sống. Nhiều khi chính giáo viên lại là người biến học sinh thành những cỗ máy với chương trình học tập, bài vở quá nặng thiên về truyền đạt kiến thức hơn là rèn luyện kỹ năng, đạo đức, lối sống cho học sinh.

Tôi nghĩ đổi mới giáo dục là một việc làm cấp bách.

- Theo thầy, khó khăn lớn nhất đối với một giáo viên trẻ là gì? Thầy có thể chia sẻ kinh nghiệm vượt qua những khó khăn này?

- Tôi nghĩ khó khăn lớn nhất đối với một giáo viên trẻ chính là khả năng sư phạm không được rèn luyện nhiều qua thực tế. Giáo viên mới ra trường thường ôm đồm nhiều kiến thức, chỉ tập trung thể hiện giảng bài mà quên theo dõi xem học sinh có tiếp thu được không.

Các tiết học của tôi, tôi thường giao lưu, quan sát bài làm của từng em học sinh một, tùy thuộc vào mức độ nhận thức của các em từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp.

- Thầy nghĩ sao về những áp lực của nghề giáo, do bản thân công việc, phụ huynh học sinh hay cả xã hội?

- Nghề giáo bây giờ chịu quá nhiều áp lực. Tôi thấy ở các trường phổ thông áp lực về thành tích, hồ sơ sổ sách, thanh kiểm tra, hội họp quả là... ác mộng. Giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều việc ở trường, nhất là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm thì chuyện xử lý các công việc hành chính mất rất nhiều thời gian và khiến cho họ không có điều kiện để tiếp tục học tập, nâng cao trình độ.

Trong khi đó, nhiều phụ huynh kỳ vọng nhà trường, giáo viên "nhào nặn" con cái họ thành những cá nhân xuất sắc mà quên mất nhiệm vụ giáo dục của gia đình. Thậm chí, có những gia đình phó thác hoàn toàn trách nhiệm giáo dục con cái lên những người làm nghề giáo. Chưa kể những phản ứng tiêu cực từ phía những học sinh cá biệt.

- Đối với những học trò khó bảo, thầy Lại Tiến Minh dùng cách nào để thuyết phục?

- Tôi cũng đã từng gặp nhiều học sinh cá biệt. Cá nhân tôi cho rằng việc quan trọng nhất khi giáo dục một học sinh cá biệt là cần phải tâm sự để hiểu được câu chuyện của các em, hiểu được hoàn cảnh, nguyện vọng của các em từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp.

Sẽ là sai lầm khi áp dụng quá nhiều hình thức kỷ luật học sinh cá biệt, giống như dồn các em vào đường cùng, khi đó sẽ xảy ra những hậu quả không hay. Phải làm cho học sinh thấy mình đứng về phía các em và đang làm tất cả những điều tốt nhất có thể cho các em.

- Một số người còn nói, thái độ tôn kính của xã hội và học sinh, sinh viên đối với giáo viên ngày nay không còn được như xưa, thầy nghĩ điều đó có đúng không?

- Ngày nay học sinh, sinh viên dường như thực tế hơn và không có cái nhìn ngưỡng vọng, hay thái độ e dè khi tiếp xúc với giáo viên như ngày trước. Do đó, thái độ của các em đối với giáo viên vì thế cũng có phần nhạt đi.

Quan điểm của tôi là mình làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo tâm huyết với nghề, giúp đỡ các em hết mức có thể. Tôi không mong nhận lại gì cả.

- Với cương vị là giáo viên dạy Toán, thầy đánh giá ra sao về năng lực bản thân?

- Hiện tại chưa có điều gì của bản thân làm tôi hài lòng cả. Tôi còn phải cố gắng nỗ lực nhiều nữa để rèn luyện nâng cao chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề giáo.

Sắp tới, Bộ GD&ĐT chủ trương đổi mới giáo dục. Trong đó, sẽ có những đổi mới đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ. Thầy có quan tâm tới vấn đề này không và có ý kiến gì?"Sống được bằng lương thì chẳng ai muốn đi dạy thêm"

- Nên có những ưu đãi đặc biệt đối với ngành sư phạm. Chúng ta đều biết là mấy năm gần đây điểm tuyển sinh đầu vào của các trường sư phạm rất thấp. Vậy thì nguyên nhân tại sao nhiều người không mặn mà với ngành sư phạm? Chất lượng giáo viên thấp sẽ có ảnh hưởng thế nào thì ai cũng biết.

Do vậy, tôi nghĩ nên có chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ, sao cho họ có thể sống bằng lương, có điều kiện được học tập nâng cao trình độ, phát triển bản thân. Có như vậy, họ mới tâm huyết với nghề.

- Nhiều người cho rằng mức lương chưa hợp lý làm khó nghề giáo. Thầy làm cách nào vượt qua những khó khăn tài chính vì mức lương nhà giáo hiện chưa cao?

- Mức lương thấp không chỉ là khó khăn đối với nghề giáo mà còn là của những người làm công ăn lương nói chung, nhất là đối với những người mới ra trường. Tôi nghĩ chẳng ai có thể đủ sống (nhất là ở các thành phố) với mức lương khởi điểm thấp như vậy. Bản thân tôi cũng phải tranh thủ thời gian ngoài giờ đi dạy ở các trung tâm bồi dưỡng văn hóa hoặc dạy các nhóm học sinh do phụ huynh học sinh tổ chức.

Cá nhân tôi, việc đi dạy thêm cũng thu lượm được nhiều điều, vừa rèn luyện được chuyên môn, khả năng sư phạm vừa cải thiện được thu nhập. Thực ra tôi cũng từng có ý định đầu tư chứng khoán, bất động sản, mở cửa hàng…nâng cao thu nhập, nhưng sau đó gia đình tôi khuyên nên tập trung vào công việc mình đam mê nên tôi đã từ bỏ. Khó có thể hoàn thành tốt nhiều việc cùng lúc được.

- Vấn đề dạy thêm, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có nói: phải tính toán thế nào để giáo viên đủ sống. Với phụ cấp dành cho giáo viên ở miền núi 70%, họ không đủ tiền về quê thăm bố mẹ. Như thế ai mặn mà với giáo dục miền núi? Giáo viên không đủ sống thì sẽ tiếp tục xảy ra lạm thu, dạy thêm, học thêm... Thầy có đồng ý với ý kiến này?

- Tôi đồng ý với ý kiến này. Tôi nghĩ nếu đã sống được bằng lương chính được thì chẳng ai muốn đi dạy thêm làm gì. Giáo viên cũng vậy, nếu có thể sống được bằng tiền đứng lớp được thì sao họ phải dạy thêm.

Tuy nhiên, theo tôi việc dạy thêm xuất phát từ sự tự nguyện, từ nhu cầu thực sự từ hai phía giáo viên và học sinh cũng chẳng có gì xấu. Giáo viên đi dạy thêm vừa rèn luyện được chuyên môn vừa cái thiện được thu nhập, giúp họ tiếp tục bám lấy nghề. Tôi thấy có nhiều giáo viên không đi dạy thêm mà quay ra kinh doanh buôn bán dần dần thu nhập khá lên, họ cũng chẳng mặn mà lắm với nghề nữa. Đó mới là hiện tượng đáng báo động.

- Ngoài những vấn đề đối với giáo viên trẻ, thầy có ý kiến, đề xuất gì thêm đối với cả cách giáo dục, đặcbiệt là cấp 2, 3?
- Tôi nghĩ nền giáo dục của ta hiện nay đang đi lệch hướng. Mục đích của việc học ở phổ thông hiện nay là để thi chứ không tập trung vào việc đào tạo nên một con người toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ”. Tôi thấy chúng ta đang bắt học sinh học nhiều thứ không thật sự cần thiết, không giúp gì được cho các em khi bước vào cuộc sống.

Giáo dục hiện tại chỉ tập chung vào việc truyền đạt cho học sinh kiến thức mà quên đi việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản như: khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm, hòa đồng, phản biện, lãnh đạo và thuyết phục... Các kỹ năng này cần phải được rèn luyện trong 12 năm học phổ thông. Tôi nghĩ đổi mới, cải cách giáo dục một mặt là nâng cao chất lượng cơ sở vật vất, đội ngũ giáo viên một mặt phải rà soát lại hệ thống sách giáo khoa, chương trình học theo tiêu chí giảm tải kiến thức, tăng thời gian rèn luyện kỹ năng.

Mai Châm
Read more…

Khi nào lương giáo viên mầm non hết "thấp do lịch sử"?

8:11 PM |
TTO - Đó là câu hỏi mà nhiều bạn đọc, giáo viên mầm non, người làm công tác giáo dục đặt ra khi nghe phần trả lời chất vấn tại Quốc hội của bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh do lịch sử để lại nên có một bộ phận giáo viên mầm non hưởng mức lương không đủ sống.

Ngành GD-ĐT từng trình Thủ tướng Chính phủ để có văn bản quy định điều chỉnh mức lương giáo viên mầm non ngang bằng mức lương tối thiểu, kèm theo các phụ cấp khác.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục trình Thủ tướng cho gia hạn quy định này vì sắp hết hiệu lực.

Trước giải thích của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nhiều bạn đọc lại nhớ về lời hứa của nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cách đây gần một thập kỷ.

Theo đó, vào ngày 17-11-2006, trong một buổi gặp gỡ các nhà giáo nhân dân và giáo sư khu vực phía Bắc, ông Nguyễn Thiện Nhân đã cho biết bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, các thầy cô giáo có thể sống được bằng chính đồng lương của mình.

Chia sẻ với TTO, bạn đọc Hoài Thu bức xúc: “Đất nước đã hòa bình 40 năm rồi, nếu lương giáo viên mầm non không đủ sống là do “lịch sử để lại” vậy thì tại sao Bộ GD-ĐT không làm điều gì đó để cải thiện?”.

Bộ GD-ĐT vẫn nợ một lời hứa

Khi nào lương giáo viên mầm non hết "thấp do lịch sử"?

Bạn Trần Quang Dinh thắc mắc: “Thưa ngài bộ trưởng, lịch sử là lịch sử nào? Câu trả lời của bộ trưởng không thuyết phục đối với cả người trong nghề lẫn ngoài nghề!”.

Bạn Kim - một sinh viên ngành sư phạm mầm non - băn khoăn: “Ngành mầm non vất vả mà tiền lương không được nhiều như các ngành khác.

Lúc vào ngành nghe nhiều người nói sau này sẽ thay đổi nhưng giờ khi gần ra trường rồi mà mọi thứ vẫn vậy. Không biết sau này ra trường cuộc sống của mình sẽ như thế nào”. Kim cho rằng thời buổi này không thể cứ “có tâm với nghề” là đủ để sống, để nuôi gia đình.

Là người làm công tác quản lý giáo dục, cô T - phó hiệu trưởng một trường mầm non - thừa nhận: “Mỗi ngày với một hoạt động khác nhau, chúng tôi đều phải thay đổi, làm mới đồ dùng dạy học. Giáo viên phải tự bỏ tiền để hoàn thành chúng.

Vì vậy, với mức lương hiện tại thật sự không đủ sống, mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp có thẩm quyền để có chế độ ưu đãi dành riêng cho giáo viên mầm non chúng tôi, giúp công tác nuôi dạy trẻ được tốt nhất”.

Áp lực nhiều, lương chẳng bao nhiêu


Theo cô L - một giáo viên trực tiếp giảng dạy các bé, sư phạm mầm non là nghề rất áp lực nhưng mức lương lại không tương xứng. Áp lực có thể đến từ nhiều phía như phụ huynh, ban giám hiệu và từ chính các bé.

Cả ngày, các cô giáo phải lo cho các em không ngưng tay nên có việc gì là tranh thủ làm đêm. Nhất là những khi có đoàn kiểm tra, giáo viên lại phải lo sổ sách, về đến nhà là tận khuya.

Thời gian làm việc của giáo viên mầm non ở trường thường kéo dài hơn so với các ngành nghề làm theo giờ hành chính khác (6-8 giờ mỗi ngày).

Phần lớn thời gian còn lại là hội họp, soạn bài giảng và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các em. Thậm chí giáo viên còn là người trực tiếp lau sàn cho các em vui chơi đảm bảo vệ sinh.

Thạc sĩ Võ Trường Linh, trưởng bộ môn đặc thù (khoa giáo dục mầm non Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), nhận định: “Ngày trước người ta chỉ gọi giáo viên mầm non là cô nuôi dạy trẻ, sư phạm mầm non không được xếp vào hệ thống giáo dục.

Ngày nay, dù đã được xếp vào ngành giáo dục nhưng thu nhập của giáo viên mầm non nhìn chung vẫn rất hạn chế. Nói như Bộ trưởng Luận là có cơ sở nhưng có phần thoái thác trách nhiệm vì thực tế chúng ta cần nhìn rõ mình đã làm được gì nhằm thay đổi cái “lịch sử để lại” ấy”.

Theo ông Linh, tại nhiều hội thảo, các giáo viên đầu ngành đều đã đề cập vấn đề mức lương cho giáo viên mầm non.

Thực tế ở cấp mầm non, tất cả tiết học đều được thiết kế dạng vừa học vừa chơi nên giáo viên phải đầu tư, chuẩn bị rất nhiều để biến môn học khô cứng thành trò chơi hấp dẫn các em. Cấp tiểu học thì bao quát hơn nhưng được chia nhiều bộ môn. Ở cấp THCS, giáo viên dạy môn nào chỉ chuyên môn đó.

Lương thấp nên xã hội nghĩ nhiều đến tiêu cực


Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, cô L. cho rằng chính mức lương mà xã hội vẫn biết là rất thấp của giáo viên mầm non khiến nhiều người có cái nhìn chưa tốt về nghề này.

Cô L. cho biết nhiều phụ huynh cứ nghĩ giáo viên mầm non đã lén lút đánh đập, hành hạ con họ nếu họ không “bồi dưỡng”. Suy nghĩ ấy làm mỗi giáo viên cảm thấy tủi thân và chán nản.

Cô L. tâm sự sắp tới sẽ chuyển công tác vì đã hoàn thành xong chương trình đại học.

Còn chị Hồng Thoa (Q.11, TP.HCM) kể lại gia đình từng động viên chị thi sư phạm mầm non chỉ với lý do là sau này ra trường dù đi làm lương ít nhưng bù lại là được tiền bồi dưỡng nhiều, hoặc sang làm ở những trường tư thục lương cao vì các bé phần lớn là gia đình khá giả.

Bạn Kim Ngọc - sinh viên ngành mầm non - chia sẻ: “Lúc em chọn nghề này vì dì em là giáo viên mầm non và em cũng yêu thích các bé chứ chưa tìm hiểu nhiều về tiền lương, Khi học thì nghe bạn bè nói làm cực mà lương không bao nhiêu. Hi vọng khi em ra trường sẽ có sự thay đổi”.

Hi vọng của Ngọc cũng chính là mong mỏi của bao thế hệ giáo viên mầm non để ít nhất đảm bảo được cuộc sống của mình, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.

Nguồn tuoitre.vn
Read more…

15 điều cần biết về sức khỏe của mẹ bầu trong thai kỳ

8:02 PM |
Cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi khi mang thai mà không phải ai cũng biết. Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước khi mang bầu.

Nhiều người cho rằng cafein sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai nhưng các nhà khoa học khẳng định việc dùng ít hơn 200 miligram cafein mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng tới các mẹ bầu.

Còn rất nhiều những thắc mắc khác về sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ sẽ được giải đáp trong Inforgraphic sau.


Read more…

5 việc mẹ bầu nên làm khi bị cảm lạnh

7:58 PM |
Mẹ bầu rất sợ bị cảm cúm khi mang thai, vì vừa phải thận trọng khi dùng thuốc, thời gian cúm sẽ kéo dài hơn.

Các mẹ bầu cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm, và cũng nên chủ động phòng ngừa nguy cơ bị cúm khi mang thai.

5 việc mẹ bầu nên làm khi bị cảm cúm
Các mẹ bầu cần rất thận trọng xử lý khi có những dấu hiệu cảm cúm

Dùng tỏi trị cảm cúm


Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở mẹ bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.

Uống lá kinh giới, tía tô


Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết. Khi bị cúm mẹ bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi. Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Hai vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu chữa khỏi cảm cúm nhanh nhất.

Sử dụng nước chanh


Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong.

5 việc mẹ bầu nên làm khi bị cảm cúm
Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy

Ăn cháo trứng nóng


Nếu bị cảm cúm nhẹ, mẹ bầu chỉ cần ăn cháo trứng, đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi mang thai.

Sử dụng muối ăn


Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp mẹ bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.

 Theo Gia đình Việt Nam
Read more…

Niềm đam mê của cô chủ nhỏ bỏ nghề đạo diễn để đi buôn

7:43 PM |
Ít ai biết cô nàng xinh đẹp, đáng yêu này đã dũng cảm ra sao khi bỏ việc đi buôn, đối mặt với những khó khăn để được sống với niềm đam mê của mình.

Tốt nghiệp đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội khoa Đạo diễn truyền hình, Hoài Thanh cũng từng có một quãng thời gian theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, vừa bước chân ra khỏi trường, đối mặt với thực tế, Thanh nhận ra mọi thứ không giống như mình tưởng tượng. Đam mê thì vẫn cháy, song việc thực hiện những ý tưởng không phải là điều dễ, khác quá xa so với những mơ mộng ban đầu, cô gái nhỏ đã quyết định bỏ việc đi buôn.

Niềm đam mê của cô chủ nhỏ bỏ nghề đạo diễn để đi buôn
Vũ Hoài Thanh, 24 tuổi
“Người ta không thể làm gì thành công được nếu bị cạn dần đam mê”

Thanh cũng thừa nhận, là sinh viên mới ra trường, năng lực chưa có đủ, kiến thức đầy ắp nhưng chưa được áp dụng thực tế. “Thực sự khoảng thời gian đó, em cảm thấy áp lực vô cùng. Nếu trước kia ở trường học, được tự mình trải nghiệm trong kịch bản và những bài phóng sự tự quay, thì khi bước chân vào xã hội, em không được làm theo ý mình mà phải tuân thủ chỉ thực hiện phần công việc được giao, đôi khi phần công việc đó nằm ngoài chuyên môn của em. Chính vì thế em cảm thấy mình đang rơi vào một bãi chiến trường, bản thân thì cầm súng vừa khóc vừa ngơ ngác không biết đi đường nào để không bị lạc nhịp với đồng đội. Em hoàn toàn không hiểu mình phải làm gì và làm như thế nào. Em gần như chẳng còn thấy đam mê của mình nằm ở túi áo hay túi quần nào nữa, ngày qua ngày đi làm đều chỉ thấy sợ hãi và lo lắng mong qua hết ngày thật nhanh”, Hoài Thanh chia sẻ.

Thấy mình đang mất dần đam mê với nghề, cô thấy không ổn chút nào. Càng nghĩ càng lo thì áp lực càng lớn. Thanh cảm thấy rất nể phục đồng nghiệp, ai cũng có thể làm trọn vẹn lượng lớn công việc được giao, còn bản thân vẫn đắm chìm trong một núi rắc rối mà không biết hỏi ai. Bên cạnh đó, Thanh lại rất hay ốm vặt, sức khỏe kém trong khi công việc truyền hình đòi hỏi lúc nào tinh thần cũng lên dây cót và sẵn sàng đội nắng đội mưa ra đường. Vì thế, Thanh cảm thấy mình giống như con rùa, bò mãi chẳng tới đích, tự làm mình mất điểm trong mắt mọi người. Người ta không thể làm gì thành công được nếu thiếu đam mê. Biết điều này nên Thanh đã suy ngẫm để tìm ra hướng đi mới cho mình.

Trước tình thế đó, Thanh đã về nhà và có cuộc nói chuyện nghiêm túc với bố mẹ là xin bỏ nghề để tìm công việc khác phù hợp với năng lực bản thân hơn. Tuy nhiên, bố mẹ Thanh không đồng ý. Đấy lại là khoảng thời gian căng thẳng nhân đôi khi vừa phải chịu áp lực công việc và áp lực từ gia đình. Bố mẹ Thanh đặt rất nhiều hy vọng vào Thanh, bố luôn cổ vũ Thanh cố gắng lên, cố hết sức mình bởi bố tin Thanh làm được. Song, lúc đó Thanh rất mệt mỏi. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Thanh ốm nặng một trận.

Rồi một ngày Thanh lấy hết can đảm, nộp đơn xin nghỉ việc rồi mới về nói với bố mẹ. Hậu quả không cần nói ai cũng biết, Thanh bị bố mẹ mắng cho một trận vì đã phụ lòng tin của gia đình. Thanh hiểu bố mẹ muốn con gái được làm việc trong môi trường tốt, song bản thân Thanh biết mình chưa đủ khả năng để có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc đó. Rồi bẵng đi 1 thời gian, mọi chuyện nguôi ngoai dần ... Thì Thanh tìm thấy một đam mê khác. Đó là kinh doanh.

“Em cảm thấy may mắn vì đã chọn đúng con đường”

Thanh kể, từ khi học cấp 3 và đại học, cô nàng đã có “máu kinh doanh” rồi. Hồi lớp 12, Thanh đã có gu thẩm mỹ khá tốt và phù hợp với xu hướng thị trường. Thanh tự lựa chọn mua vài bộ quần áo, phụ kiện, phối đồ rồi chụp ảnh đăng bán, không ngờ bán được liền. Cảm thấy ham thích công việc bán hàng, lên đại học Thanh rủ bạn bè kinh doanh thời trang online, song, ban đầu không ai biết đến nên gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Cô nàng bèn lên chiến dịch quảng cáo trên mạng, lâu dần khách nọ giới thiệu khách kia, cửa hàng dần đông khách, Thanh cũng mở rộng quy mô các mặt hàng.

Tuy nhiên, ban đầu bố mẹ Thanh chỉ đồng ý cho cô nàng tập tành kinh doanh cho biết thôi, chứ việc học vẫn là quan trọng nhất. Không muốn làm trái lời bố mẹ, Thanh cố gắng vừa học vừa để ý tới công việc đang “hái ra tiền” của mình. Kể cả khi đi làm, Thanh vẫn không bỏ bê công việc kinh doanh của mình.

Đến khi từ bỏ nghề truyền hình, Thanh quyết tâm bắt tay vào mở cửa hàng. Nhưng “đụng việc” rồi mới thấy khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể đến chính là hỏi xin ý kiến gia đình. Đây là việc tốn nhiều nước bọt và nước mắt nhất của Thanh bởi gia đình cô nàng không có ai theo nghiệp kinh doanh. "Bản thân em vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, trong khi đó lại dốt toán, tính chậm, chẳng biết tư duy số má như thế nào. Thậm chí thỉnh thoảng tính tiền em còn sai, kiếm được đồng nào là lại ăn tiêu hết cả vốn cả lãi. Vì thế mà bố mẹ em cũng hoảng khi nghe em nói muốn tự đứng lên mở cửa hàng”, Thanh cười tâm sự.

Sau đó là chuỗi ngày tìm cách thuyết phục của cô nàng. Nghe Thanh nói cũng có lý, lại thấy con gái mê mệt thời trang và cũng có “khiếu” kinh doanh, bố mẹ Thanh đã đồng ý. “Bố là người đã chở em đi rong ruổi suốt ngoài đường tìm mặt bằng thuê cửa hàng , mới đầu cửa hàng của em chỉ bé xíu thôi, nằm trên một phố nhỏ ở khu trung tâm. Lần đầu tiên nhìn thấy cửa hàng em đã thích rồi vì nó be bé xinh xắn, hợp với đồ của em. Lúc đấy em cứ sợ bố mẹ không giúp gì, nhưng không ngờ mặt ngoài bố mẹ nói không đồng tình, song bố mẹ giúp em từ việc lắp cái rèm đến sửa bóng đèn, đóng tủ... Hoàn thành xong, trông cửa hàng khá xinh. Ai cũng khen cửa hàng bé mà biết trang trí, nhìn rất bắt mắt. Đó đều là công lao của bố em hết đấy ạ”, Thanh tự hào nói.

Niềm đam mê của cô chủ nhỏ bỏ nghề đạo diễn để đi buôn
Một góc tại cửa hàng của mình


Thanh vốn có nhiều khách quen, lại biết cách tư vấn chọn đồ cho khách nên càng ngày càng đông. Bản thân cô nàng cũng tự phối đồ rồi chụp làm mẫu cho chính cửa hàng của mình.

Là một người trẻ tuổi, lại sẵn sàng bỏ việc đi buôn, theo đuổi chuyện kinh doanh may rủi, Thanh cũng từng rất lo lắng. Thanh chia sẻ, quan điểm của cô nàng hoàn toàn không ủng hộ việc bỏ một công việc tốt để chạy theo kinh doanh. Công sức và tâm huyết cô nàng bỏ vào đây cũng khá lớn, 100% thời gian của cô nàng là dành cho cửa hàng. Nhưng Thanh cũng thừa nhận mình may mắn vì đã không một lần nữa khiến bố mẹ thất vọng.

Ngay khi nghỉ việc, hay kể cả bây giờ. Nhìn lại quãng thời gian đó Thanh cũng cảm thấy rất hối tiếc, học 4 năm để có tấm bằng đại học hoàn toàn không phải dễ dàng gì. “Em nhớ mồ hôi công sức của em bỏ ra, nhớ những đam mê hay ước mơ hồi đó em ấp ủ. Mà bản thân em lại không cố gắng được, em không đổ lỗi cho tác động bên ngoài hay sức khỏe bản thân. Em tự thấy em mới là người có lỗi, không đủ cố gắng để theo đuổi đam mê mà bản thân cũng không biết giữ lại như nào. Ngay như bây giờ, nhiều khi em nhìn các bạn cùng khóa làm đài này đài khác. Tham gia phim này hay chương trình khác em cũng rất thèm, rất nhớ. Nhớ cảm giác làm nghề”, Thanh chia sẻ. Cô nàng cũng khẳng định chắc nịch rằng mặc dù như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa là Thanh bỏ nghề, sẽ có một ngày Thanh quay lại với nghề truyền hình.

Thanh nói cô nàng luôn biết kinh doanh là thứ không nói trước được gì, tương lai bấp bênh. Nên ngay khi bây giờ lúc Thanh còn làm được thì luôn cố hết mình, ít ra trong đời nếu có nhìn lại Thanh không cảm thấy mình mắc sai lầm đến lần thứ 2 vì không chịu cố gắng

Hiện các mặt hàng mà Thanh bán chủ yếu là đồ phụ kiện in họa tiết như ví hoa, cốc hoa, túi hoa, case cũng hoa ...  Khách của Thanh đa số đều là các bạn học sinh sinh viên. Nhiều khi Thanh cũng tự chụp đồ rồi quảng cáo và chào bán trên mạng. Số lượt like và theo dõi trên facebook của cô nàng cũng khá cao, cho thu nhập hàng tháng ổn định.

“Trong tương lai, em hy vọng có thể mở thêm nhiều shop nhỏ như vậy nữa”, Thanh cười nói.

Nguồn Afamily
Read more…

Căn hộ cao cấp nào sẽ lên ngôi năm Ất Mùi?

6:14 AM |

Phân khúc căn hộ cao cấp chuyển mình


Nhà đầu tư đánh giá, 2015 hứa hẹn sẽ là năm sự hồi sinh của thị trường bất động sản sau thời gian đóng băng kéo dài. Nhận định đó càng được củng cố, mà dấu hiệu rõ nét nhất là vốn đầu tư từ nước ngoài đang được rót vào thị trường bđs.

Dù khá im tiếng trên thị trường trong năm vừa qua, tuy nhiên, phân khúc căn hộ cao cấp lại được Nhận định là thị trường đáng để đầu tư vì vị trí đắc địa, tiện ích nội ngoại khu tốt, thời gian công trình đảm bảo; cùng uy tín, pháp lý cũng như khả năng tài chính của nhà đầu tư vô cùng dồi dào. Những yếu tố này cũng chính là mối quan tâm của người dân khi mua căn hộ và thông thường các sản phẩm căn hộ trung bình thấp rất ít có dự án nào đáp ứng được. 

Nhưng đa phần, các dự án căn hộ cao cấp, đặc biệt là căn hộ cao cấp Quận 2 phần lớn sở hữu những yếu tố này, và đặc biệt phải kể đến khu vực Quận 9, Quận 2 với các dự án căn hộ cao cấp quận 2, nơi được nhận định là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh vào loại bậc nhất tại Thành phố.

Điểm sáng trong phân khúc căn hộ cao cấp


Được nhận xét là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tương đối đồng bộ, khu vực Quận 9, Quận 2 được xem là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, với hạ tầng giao thông phát triển vào loại bậc nhất, môi trường sống xanh cùng tiện ích ngoại khu thuộc loại đẳng cấp với hệ thống giáo dục, bệnh viện, các trung tâm thương mại lớn và uy tín tại Việt Nam.

Lợi thế là vậy, nhưng không phải sản phẩm nào cũng có thể trở thành tâm điểm, nếu xét trên thực tế dự án cũng như những kế hoạch sắp tới của đơn vị đầu tư, những dự án có thể thành điểm nhấn của năm, điển hình là Dự án Căn hộ Estella Heights, do Keppel Land làm chủ đầu tư, toạ lạc ngay mặt tiền Xa lộ Hà Nội, thuộc phường An Phú, Quận 2.


Theo nhìn nhận của Nhà đầu tư, Estella Heights hiện đang là “điểm sáng” nhất của phân khúc căn hộ cao cấp khu vực Quận 2, nguyên nhân là vị trí căn hộ Estella Heights khá đắc địa, trước dự án là Xa lộ Hà Nội và tuyến Ga Metro kết nối trực tiếp với các quận nội thành và khu vực lân cận. Theo quy luật của giá căn hộ, khi dự án càng hoàn thiện thì giá sẽ càng tăng. Do đó, giá bán căn hộ Estella Heights được Giới đầu tư đánh giá sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015.

Được biết, quy mô căn hộ Estella Heights hơn 800 căn hộ, chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 hoàn thiện cuối năm 2017 và giai đoạn 2 là giữa năm 2019. người mua sẽ được tặng nội thất căn hộ hoàn thiện từ các nhãn hiệu uy tín của châu Âu.
Read more…