Khi nào lương giáo viên mầm non hết "thấp do lịch sử"?
Friday, July 3, 2015
TTO - Đó là câu hỏi mà nhiều bạn đọc, giáo viên mầm non, người làm công tác giáo dục đặt ra khi nghe phần trả lời chất vấn tại Quốc hội của bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh do lịch sử để lại nên có một bộ phận giáo viên mầm non hưởng mức lương không đủ sống.
Ngành GD-ĐT từng trình Thủ tướng Chính phủ để có văn bản quy định điều chỉnh mức lương giáo viên mầm non ngang bằng mức lương tối thiểu, kèm theo các phụ cấp khác.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục trình Thủ tướng cho gia hạn quy định này vì sắp hết hiệu lực.
Trước giải thích của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nhiều bạn đọc lại nhớ về lời hứa của nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cách đây gần một thập kỷ.
Theo đó, vào ngày 17-11-2006, trong một buổi gặp gỡ các nhà giáo nhân dân và giáo sư khu vực phía Bắc, ông Nguyễn Thiện Nhân đã cho biết bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, các thầy cô giáo có thể sống được bằng chính đồng lương của mình.
Chia sẻ với TTO, bạn đọc Hoài Thu bức xúc: “Đất nước đã hòa bình 40 năm rồi, nếu lương giáo viên mầm non không đủ sống là do “lịch sử để lại” vậy thì tại sao Bộ GD-ĐT không làm điều gì đó để cải thiện?”.
Bạn Trần Quang Dinh thắc mắc: “Thưa ngài bộ trưởng, lịch sử là lịch sử nào? Câu trả lời của bộ trưởng không thuyết phục đối với cả người trong nghề lẫn ngoài nghề!”.
Bạn Kim - một sinh viên ngành sư phạm mầm non - băn khoăn: “Ngành mầm non vất vả mà tiền lương không được nhiều như các ngành khác.
Lúc vào ngành nghe nhiều người nói sau này sẽ thay đổi nhưng giờ khi gần ra trường rồi mà mọi thứ vẫn vậy. Không biết sau này ra trường cuộc sống của mình sẽ như thế nào”. Kim cho rằng thời buổi này không thể cứ “có tâm với nghề” là đủ để sống, để nuôi gia đình.
Là người làm công tác quản lý giáo dục, cô T - phó hiệu trưởng một trường mầm non - thừa nhận: “Mỗi ngày với một hoạt động khác nhau, chúng tôi đều phải thay đổi, làm mới đồ dùng dạy học. Giáo viên phải tự bỏ tiền để hoàn thành chúng.
Vì vậy, với mức lương hiện tại thật sự không đủ sống, mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp có thẩm quyền để có chế độ ưu đãi dành riêng cho giáo viên mầm non chúng tôi, giúp công tác nuôi dạy trẻ được tốt nhất”.
Theo cô L - một giáo viên trực tiếp giảng dạy các bé, sư phạm mầm non là nghề rất áp lực nhưng mức lương lại không tương xứng. Áp lực có thể đến từ nhiều phía như phụ huynh, ban giám hiệu và từ chính các bé.
Cả ngày, các cô giáo phải lo cho các em không ngưng tay nên có việc gì là tranh thủ làm đêm. Nhất là những khi có đoàn kiểm tra, giáo viên lại phải lo sổ sách, về đến nhà là tận khuya.
Thời gian làm việc của giáo viên mầm non ở trường thường kéo dài hơn so với các ngành nghề làm theo giờ hành chính khác (6-8 giờ mỗi ngày).
Phần lớn thời gian còn lại là hội họp, soạn bài giảng và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các em. Thậm chí giáo viên còn là người trực tiếp lau sàn cho các em vui chơi đảm bảo vệ sinh.
Thạc sĩ Võ Trường Linh, trưởng bộ môn đặc thù (khoa giáo dục mầm non Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), nhận định: “Ngày trước người ta chỉ gọi giáo viên mầm non là cô nuôi dạy trẻ, sư phạm mầm non không được xếp vào hệ thống giáo dục.
Ngày nay, dù đã được xếp vào ngành giáo dục nhưng thu nhập của giáo viên mầm non nhìn chung vẫn rất hạn chế. Nói như Bộ trưởng Luận là có cơ sở nhưng có phần thoái thác trách nhiệm vì thực tế chúng ta cần nhìn rõ mình đã làm được gì nhằm thay đổi cái “lịch sử để lại” ấy”.
Theo ông Linh, tại nhiều hội thảo, các giáo viên đầu ngành đều đã đề cập vấn đề mức lương cho giáo viên mầm non.
Thực tế ở cấp mầm non, tất cả tiết học đều được thiết kế dạng vừa học vừa chơi nên giáo viên phải đầu tư, chuẩn bị rất nhiều để biến môn học khô cứng thành trò chơi hấp dẫn các em. Cấp tiểu học thì bao quát hơn nhưng được chia nhiều bộ môn. Ở cấp THCS, giáo viên dạy môn nào chỉ chuyên môn đó.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, cô L. cho rằng chính mức lương mà xã hội vẫn biết là rất thấp của giáo viên mầm non khiến nhiều người có cái nhìn chưa tốt về nghề này.
Cô L. cho biết nhiều phụ huynh cứ nghĩ giáo viên mầm non đã lén lút đánh đập, hành hạ con họ nếu họ không “bồi dưỡng”. Suy nghĩ ấy làm mỗi giáo viên cảm thấy tủi thân và chán nản.
Cô L. tâm sự sắp tới sẽ chuyển công tác vì đã hoàn thành xong chương trình đại học.
Còn chị Hồng Thoa (Q.11, TP.HCM) kể lại gia đình từng động viên chị thi sư phạm mầm non chỉ với lý do là sau này ra trường dù đi làm lương ít nhưng bù lại là được tiền bồi dưỡng nhiều, hoặc sang làm ở những trường tư thục lương cao vì các bé phần lớn là gia đình khá giả.
Bạn Kim Ngọc - sinh viên ngành mầm non - chia sẻ: “Lúc em chọn nghề này vì dì em là giáo viên mầm non và em cũng yêu thích các bé chứ chưa tìm hiểu nhiều về tiền lương, Khi học thì nghe bạn bè nói làm cực mà lương không bao nhiêu. Hi vọng khi em ra trường sẽ có sự thay đổi”.
Hi vọng của Ngọc cũng chính là mong mỏi của bao thế hệ giáo viên mầm non để ít nhất đảm bảo được cuộc sống của mình, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh do lịch sử để lại nên có một bộ phận giáo viên mầm non hưởng mức lương không đủ sống.
Ngành GD-ĐT từng trình Thủ tướng Chính phủ để có văn bản quy định điều chỉnh mức lương giáo viên mầm non ngang bằng mức lương tối thiểu, kèm theo các phụ cấp khác.
Hiện nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục trình Thủ tướng cho gia hạn quy định này vì sắp hết hiệu lực.
Trước giải thích của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, nhiều bạn đọc lại nhớ về lời hứa của nguyên bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cách đây gần một thập kỷ.
Theo đó, vào ngày 17-11-2006, trong một buổi gặp gỡ các nhà giáo nhân dân và giáo sư khu vực phía Bắc, ông Nguyễn Thiện Nhân đã cho biết bộ sẽ trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010, các thầy cô giáo có thể sống được bằng chính đồng lương của mình.
Chia sẻ với TTO, bạn đọc Hoài Thu bức xúc: “Đất nước đã hòa bình 40 năm rồi, nếu lương giáo viên mầm non không đủ sống là do “lịch sử để lại” vậy thì tại sao Bộ GD-ĐT không làm điều gì đó để cải thiện?”.
Bộ GD-ĐT vẫn nợ một lời hứa
Bạn Trần Quang Dinh thắc mắc: “Thưa ngài bộ trưởng, lịch sử là lịch sử nào? Câu trả lời của bộ trưởng không thuyết phục đối với cả người trong nghề lẫn ngoài nghề!”.
Bạn Kim - một sinh viên ngành sư phạm mầm non - băn khoăn: “Ngành mầm non vất vả mà tiền lương không được nhiều như các ngành khác.
Lúc vào ngành nghe nhiều người nói sau này sẽ thay đổi nhưng giờ khi gần ra trường rồi mà mọi thứ vẫn vậy. Không biết sau này ra trường cuộc sống của mình sẽ như thế nào”. Kim cho rằng thời buổi này không thể cứ “có tâm với nghề” là đủ để sống, để nuôi gia đình.
Là người làm công tác quản lý giáo dục, cô T - phó hiệu trưởng một trường mầm non - thừa nhận: “Mỗi ngày với một hoạt động khác nhau, chúng tôi đều phải thay đổi, làm mới đồ dùng dạy học. Giáo viên phải tự bỏ tiền để hoàn thành chúng.
Vì vậy, với mức lương hiện tại thật sự không đủ sống, mong nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp có thẩm quyền để có chế độ ưu đãi dành riêng cho giáo viên mầm non chúng tôi, giúp công tác nuôi dạy trẻ được tốt nhất”.
Áp lực nhiều, lương chẳng bao nhiêu
Theo cô L - một giáo viên trực tiếp giảng dạy các bé, sư phạm mầm non là nghề rất áp lực nhưng mức lương lại không tương xứng. Áp lực có thể đến từ nhiều phía như phụ huynh, ban giám hiệu và từ chính các bé.
Cả ngày, các cô giáo phải lo cho các em không ngưng tay nên có việc gì là tranh thủ làm đêm. Nhất là những khi có đoàn kiểm tra, giáo viên lại phải lo sổ sách, về đến nhà là tận khuya.
Thời gian làm việc của giáo viên mầm non ở trường thường kéo dài hơn so với các ngành nghề làm theo giờ hành chính khác (6-8 giờ mỗi ngày).
Phần lớn thời gian còn lại là hội họp, soạn bài giảng và làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các em. Thậm chí giáo viên còn là người trực tiếp lau sàn cho các em vui chơi đảm bảo vệ sinh.
Thạc sĩ Võ Trường Linh, trưởng bộ môn đặc thù (khoa giáo dục mầm non Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), nhận định: “Ngày trước người ta chỉ gọi giáo viên mầm non là cô nuôi dạy trẻ, sư phạm mầm non không được xếp vào hệ thống giáo dục.
Ngày nay, dù đã được xếp vào ngành giáo dục nhưng thu nhập của giáo viên mầm non nhìn chung vẫn rất hạn chế. Nói như Bộ trưởng Luận là có cơ sở nhưng có phần thoái thác trách nhiệm vì thực tế chúng ta cần nhìn rõ mình đã làm được gì nhằm thay đổi cái “lịch sử để lại” ấy”.
Theo ông Linh, tại nhiều hội thảo, các giáo viên đầu ngành đều đã đề cập vấn đề mức lương cho giáo viên mầm non.
Thực tế ở cấp mầm non, tất cả tiết học đều được thiết kế dạng vừa học vừa chơi nên giáo viên phải đầu tư, chuẩn bị rất nhiều để biến môn học khô cứng thành trò chơi hấp dẫn các em. Cấp tiểu học thì bao quát hơn nhưng được chia nhiều bộ môn. Ở cấp THCS, giáo viên dạy môn nào chỉ chuyên môn đó.
Lương thấp nên xã hội nghĩ nhiều đến tiêu cực
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, cô L. cho rằng chính mức lương mà xã hội vẫn biết là rất thấp của giáo viên mầm non khiến nhiều người có cái nhìn chưa tốt về nghề này.
Cô L. cho biết nhiều phụ huynh cứ nghĩ giáo viên mầm non đã lén lút đánh đập, hành hạ con họ nếu họ không “bồi dưỡng”. Suy nghĩ ấy làm mỗi giáo viên cảm thấy tủi thân và chán nản.
Cô L. tâm sự sắp tới sẽ chuyển công tác vì đã hoàn thành xong chương trình đại học.
Còn chị Hồng Thoa (Q.11, TP.HCM) kể lại gia đình từng động viên chị thi sư phạm mầm non chỉ với lý do là sau này ra trường dù đi làm lương ít nhưng bù lại là được tiền bồi dưỡng nhiều, hoặc sang làm ở những trường tư thục lương cao vì các bé phần lớn là gia đình khá giả.
Bạn Kim Ngọc - sinh viên ngành mầm non - chia sẻ: “Lúc em chọn nghề này vì dì em là giáo viên mầm non và em cũng yêu thích các bé chứ chưa tìm hiểu nhiều về tiền lương, Khi học thì nghe bạn bè nói làm cực mà lương không bao nhiêu. Hi vọng khi em ra trường sẽ có sự thay đổi”.
Hi vọng của Ngọc cũng chính là mong mỏi của bao thế hệ giáo viên mầm non để ít nhất đảm bảo được cuộc sống của mình, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Nguồn tuoitre.vn
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment