Niềm đam mê của cô chủ nhỏ bỏ nghề đạo diễn để đi buôn
Friday, July 3, 2015
Ít ai biết cô nàng xinh đẹp, đáng yêu này đã dũng cảm ra sao khi bỏ việc đi buôn, đối mặt với những khó khăn để được sống với niềm đam mê của mình.
Tốt nghiệp đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội khoa Đạo diễn truyền hình, Hoài Thanh cũng từng có một quãng thời gian theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, vừa bước chân ra khỏi trường, đối mặt với thực tế, Thanh nhận ra mọi thứ không giống như mình tưởng tượng. Đam mê thì vẫn cháy, song việc thực hiện những ý tưởng không phải là điều dễ, khác quá xa so với những mơ mộng ban đầu, cô gái nhỏ đã quyết định bỏ việc đi buôn.
“Người ta không thể làm gì thành công được nếu bị cạn dần đam mê”
Thanh cũng thừa nhận, là sinh viên mới ra trường, năng lực chưa có đủ, kiến thức đầy ắp nhưng chưa được áp dụng thực tế. “Thực sự khoảng thời gian đó, em cảm thấy áp lực vô cùng. Nếu trước kia ở trường học, được tự mình trải nghiệm trong kịch bản và những bài phóng sự tự quay, thì khi bước chân vào xã hội, em không được làm theo ý mình mà phải tuân thủ chỉ thực hiện phần công việc được giao, đôi khi phần công việc đó nằm ngoài chuyên môn của em. Chính vì thế em cảm thấy mình đang rơi vào một bãi chiến trường, bản thân thì cầm súng vừa khóc vừa ngơ ngác không biết đi đường nào để không bị lạc nhịp với đồng đội. Em hoàn toàn không hiểu mình phải làm gì và làm như thế nào. Em gần như chẳng còn thấy đam mê của mình nằm ở túi áo hay túi quần nào nữa, ngày qua ngày đi làm đều chỉ thấy sợ hãi và lo lắng mong qua hết ngày thật nhanh”, Hoài Thanh chia sẻ.
Thấy mình đang mất dần đam mê với nghề, cô thấy không ổn chút nào. Càng nghĩ càng lo thì áp lực càng lớn. Thanh cảm thấy rất nể phục đồng nghiệp, ai cũng có thể làm trọn vẹn lượng lớn công việc được giao, còn bản thân vẫn đắm chìm trong một núi rắc rối mà không biết hỏi ai. Bên cạnh đó, Thanh lại rất hay ốm vặt, sức khỏe kém trong khi công việc truyền hình đòi hỏi lúc nào tinh thần cũng lên dây cót và sẵn sàng đội nắng đội mưa ra đường. Vì thế, Thanh cảm thấy mình giống như con rùa, bò mãi chẳng tới đích, tự làm mình mất điểm trong mắt mọi người. Người ta không thể làm gì thành công được nếu thiếu đam mê. Biết điều này nên Thanh đã suy ngẫm để tìm ra hướng đi mới cho mình.
Trước tình thế đó, Thanh đã về nhà và có cuộc nói chuyện nghiêm túc với bố mẹ là xin bỏ nghề để tìm công việc khác phù hợp với năng lực bản thân hơn. Tuy nhiên, bố mẹ Thanh không đồng ý. Đấy lại là khoảng thời gian căng thẳng nhân đôi khi vừa phải chịu áp lực công việc và áp lực từ gia đình. Bố mẹ Thanh đặt rất nhiều hy vọng vào Thanh, bố luôn cổ vũ Thanh cố gắng lên, cố hết sức mình bởi bố tin Thanh làm được. Song, lúc đó Thanh rất mệt mỏi. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Thanh ốm nặng một trận.
Rồi một ngày Thanh lấy hết can đảm, nộp đơn xin nghỉ việc rồi mới về nói với bố mẹ. Hậu quả không cần nói ai cũng biết, Thanh bị bố mẹ mắng cho một trận vì đã phụ lòng tin của gia đình. Thanh hiểu bố mẹ muốn con gái được làm việc trong môi trường tốt, song bản thân Thanh biết mình chưa đủ khả năng để có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc đó. Rồi bẵng đi 1 thời gian, mọi chuyện nguôi ngoai dần ... Thì Thanh tìm thấy một đam mê khác. Đó là kinh doanh.
“Em cảm thấy may mắn vì đã chọn đúng con đường”
Thanh kể, từ khi học cấp 3 và đại học, cô nàng đã có “máu kinh doanh” rồi. Hồi lớp 12, Thanh đã có gu thẩm mỹ khá tốt và phù hợp với xu hướng thị trường. Thanh tự lựa chọn mua vài bộ quần áo, phụ kiện, phối đồ rồi chụp ảnh đăng bán, không ngờ bán được liền. Cảm thấy ham thích công việc bán hàng, lên đại học Thanh rủ bạn bè kinh doanh thời trang online, song, ban đầu không ai biết đến nên gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Cô nàng bèn lên chiến dịch quảng cáo trên mạng, lâu dần khách nọ giới thiệu khách kia, cửa hàng dần đông khách, Thanh cũng mở rộng quy mô các mặt hàng.
Tuy nhiên, ban đầu bố mẹ Thanh chỉ đồng ý cho cô nàng tập tành kinh doanh cho biết thôi, chứ việc học vẫn là quan trọng nhất. Không muốn làm trái lời bố mẹ, Thanh cố gắng vừa học vừa để ý tới công việc đang “hái ra tiền” của mình. Kể cả khi đi làm, Thanh vẫn không bỏ bê công việc kinh doanh của mình.
Đến khi từ bỏ nghề truyền hình, Thanh quyết tâm bắt tay vào mở cửa hàng. Nhưng “đụng việc” rồi mới thấy khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể đến chính là hỏi xin ý kiến gia đình. Đây là việc tốn nhiều nước bọt và nước mắt nhất của Thanh bởi gia đình cô nàng không có ai theo nghiệp kinh doanh. "Bản thân em vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, trong khi đó lại dốt toán, tính chậm, chẳng biết tư duy số má như thế nào. Thậm chí thỉnh thoảng tính tiền em còn sai, kiếm được đồng nào là lại ăn tiêu hết cả vốn cả lãi. Vì thế mà bố mẹ em cũng hoảng khi nghe em nói muốn tự đứng lên mở cửa hàng”, Thanh cười tâm sự.
Sau đó là chuỗi ngày tìm cách thuyết phục của cô nàng. Nghe Thanh nói cũng có lý, lại thấy con gái mê mệt thời trang và cũng có “khiếu” kinh doanh, bố mẹ Thanh đã đồng ý. “Bố là người đã chở em đi rong ruổi suốt ngoài đường tìm mặt bằng thuê cửa hàng , mới đầu cửa hàng của em chỉ bé xíu thôi, nằm trên một phố nhỏ ở khu trung tâm. Lần đầu tiên nhìn thấy cửa hàng em đã thích rồi vì nó be bé xinh xắn, hợp với đồ của em. Lúc đấy em cứ sợ bố mẹ không giúp gì, nhưng không ngờ mặt ngoài bố mẹ nói không đồng tình, song bố mẹ giúp em từ việc lắp cái rèm đến sửa bóng đèn, đóng tủ... Hoàn thành xong, trông cửa hàng khá xinh. Ai cũng khen cửa hàng bé mà biết trang trí, nhìn rất bắt mắt. Đó đều là công lao của bố em hết đấy ạ”, Thanh tự hào nói.
Thanh vốn có nhiều khách quen, lại biết cách tư vấn chọn đồ cho khách nên càng ngày càng đông. Bản thân cô nàng cũng tự phối đồ rồi chụp làm mẫu cho chính cửa hàng của mình.
Là một người trẻ tuổi, lại sẵn sàng bỏ việc đi buôn, theo đuổi chuyện kinh doanh may rủi, Thanh cũng từng rất lo lắng. Thanh chia sẻ, quan điểm của cô nàng hoàn toàn không ủng hộ việc bỏ một công việc tốt để chạy theo kinh doanh. Công sức và tâm huyết cô nàng bỏ vào đây cũng khá lớn, 100% thời gian của cô nàng là dành cho cửa hàng. Nhưng Thanh cũng thừa nhận mình may mắn vì đã không một lần nữa khiến bố mẹ thất vọng.
Ngay khi nghỉ việc, hay kể cả bây giờ. Nhìn lại quãng thời gian đó Thanh cũng cảm thấy rất hối tiếc, học 4 năm để có tấm bằng đại học hoàn toàn không phải dễ dàng gì. “Em nhớ mồ hôi công sức của em bỏ ra, nhớ những đam mê hay ước mơ hồi đó em ấp ủ. Mà bản thân em lại không cố gắng được, em không đổ lỗi cho tác động bên ngoài hay sức khỏe bản thân. Em tự thấy em mới là người có lỗi, không đủ cố gắng để theo đuổi đam mê mà bản thân cũng không biết giữ lại như nào. Ngay như bây giờ, nhiều khi em nhìn các bạn cùng khóa làm đài này đài khác. Tham gia phim này hay chương trình khác em cũng rất thèm, rất nhớ. Nhớ cảm giác làm nghề”, Thanh chia sẻ. Cô nàng cũng khẳng định chắc nịch rằng mặc dù như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa là Thanh bỏ nghề, sẽ có một ngày Thanh quay lại với nghề truyền hình.
Thanh nói cô nàng luôn biết kinh doanh là thứ không nói trước được gì, tương lai bấp bênh. Nên ngay khi bây giờ lúc Thanh còn làm được thì luôn cố hết mình, ít ra trong đời nếu có nhìn lại Thanh không cảm thấy mình mắc sai lầm đến lần thứ 2 vì không chịu cố gắng
Hiện các mặt hàng mà Thanh bán chủ yếu là đồ phụ kiện in họa tiết như ví hoa, cốc hoa, túi hoa, case cũng hoa ... Khách của Thanh đa số đều là các bạn học sinh sinh viên. Nhiều khi Thanh cũng tự chụp đồ rồi quảng cáo và chào bán trên mạng. Số lượt like và theo dõi trên facebook của cô nàng cũng khá cao, cho thu nhập hàng tháng ổn định.
“Trong tương lai, em hy vọng có thể mở thêm nhiều shop nhỏ như vậy nữa”, Thanh cười nói.
Tốt nghiệp đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội khoa Đạo diễn truyền hình, Hoài Thanh cũng từng có một quãng thời gian theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, vừa bước chân ra khỏi trường, đối mặt với thực tế, Thanh nhận ra mọi thứ không giống như mình tưởng tượng. Đam mê thì vẫn cháy, song việc thực hiện những ý tưởng không phải là điều dễ, khác quá xa so với những mơ mộng ban đầu, cô gái nhỏ đã quyết định bỏ việc đi buôn.
Vũ Hoài Thanh, 24 tuổi |
Thanh cũng thừa nhận, là sinh viên mới ra trường, năng lực chưa có đủ, kiến thức đầy ắp nhưng chưa được áp dụng thực tế. “Thực sự khoảng thời gian đó, em cảm thấy áp lực vô cùng. Nếu trước kia ở trường học, được tự mình trải nghiệm trong kịch bản và những bài phóng sự tự quay, thì khi bước chân vào xã hội, em không được làm theo ý mình mà phải tuân thủ chỉ thực hiện phần công việc được giao, đôi khi phần công việc đó nằm ngoài chuyên môn của em. Chính vì thế em cảm thấy mình đang rơi vào một bãi chiến trường, bản thân thì cầm súng vừa khóc vừa ngơ ngác không biết đi đường nào để không bị lạc nhịp với đồng đội. Em hoàn toàn không hiểu mình phải làm gì và làm như thế nào. Em gần như chẳng còn thấy đam mê của mình nằm ở túi áo hay túi quần nào nữa, ngày qua ngày đi làm đều chỉ thấy sợ hãi và lo lắng mong qua hết ngày thật nhanh”, Hoài Thanh chia sẻ.
Thấy mình đang mất dần đam mê với nghề, cô thấy không ổn chút nào. Càng nghĩ càng lo thì áp lực càng lớn. Thanh cảm thấy rất nể phục đồng nghiệp, ai cũng có thể làm trọn vẹn lượng lớn công việc được giao, còn bản thân vẫn đắm chìm trong một núi rắc rối mà không biết hỏi ai. Bên cạnh đó, Thanh lại rất hay ốm vặt, sức khỏe kém trong khi công việc truyền hình đòi hỏi lúc nào tinh thần cũng lên dây cót và sẵn sàng đội nắng đội mưa ra đường. Vì thế, Thanh cảm thấy mình giống như con rùa, bò mãi chẳng tới đích, tự làm mình mất điểm trong mắt mọi người. Người ta không thể làm gì thành công được nếu thiếu đam mê. Biết điều này nên Thanh đã suy ngẫm để tìm ra hướng đi mới cho mình.
Trước tình thế đó, Thanh đã về nhà và có cuộc nói chuyện nghiêm túc với bố mẹ là xin bỏ nghề để tìm công việc khác phù hợp với năng lực bản thân hơn. Tuy nhiên, bố mẹ Thanh không đồng ý. Đấy lại là khoảng thời gian căng thẳng nhân đôi khi vừa phải chịu áp lực công việc và áp lực từ gia đình. Bố mẹ Thanh đặt rất nhiều hy vọng vào Thanh, bố luôn cổ vũ Thanh cố gắng lên, cố hết sức mình bởi bố tin Thanh làm được. Song, lúc đó Thanh rất mệt mỏi. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Thanh ốm nặng một trận.
Rồi một ngày Thanh lấy hết can đảm, nộp đơn xin nghỉ việc rồi mới về nói với bố mẹ. Hậu quả không cần nói ai cũng biết, Thanh bị bố mẹ mắng cho một trận vì đã phụ lòng tin của gia đình. Thanh hiểu bố mẹ muốn con gái được làm việc trong môi trường tốt, song bản thân Thanh biết mình chưa đủ khả năng để có thể đạt được hiệu quả cao trong công việc đó. Rồi bẵng đi 1 thời gian, mọi chuyện nguôi ngoai dần ... Thì Thanh tìm thấy một đam mê khác. Đó là kinh doanh.
“Em cảm thấy may mắn vì đã chọn đúng con đường”
Thanh kể, từ khi học cấp 3 và đại học, cô nàng đã có “máu kinh doanh” rồi. Hồi lớp 12, Thanh đã có gu thẩm mỹ khá tốt và phù hợp với xu hướng thị trường. Thanh tự lựa chọn mua vài bộ quần áo, phụ kiện, phối đồ rồi chụp ảnh đăng bán, không ngờ bán được liền. Cảm thấy ham thích công việc bán hàng, lên đại học Thanh rủ bạn bè kinh doanh thời trang online, song, ban đầu không ai biết đến nên gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Cô nàng bèn lên chiến dịch quảng cáo trên mạng, lâu dần khách nọ giới thiệu khách kia, cửa hàng dần đông khách, Thanh cũng mở rộng quy mô các mặt hàng.
Tuy nhiên, ban đầu bố mẹ Thanh chỉ đồng ý cho cô nàng tập tành kinh doanh cho biết thôi, chứ việc học vẫn là quan trọng nhất. Không muốn làm trái lời bố mẹ, Thanh cố gắng vừa học vừa để ý tới công việc đang “hái ra tiền” của mình. Kể cả khi đi làm, Thanh vẫn không bỏ bê công việc kinh doanh của mình.
Đến khi từ bỏ nghề truyền hình, Thanh quyết tâm bắt tay vào mở cửa hàng. Nhưng “đụng việc” rồi mới thấy khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể đến chính là hỏi xin ý kiến gia đình. Đây là việc tốn nhiều nước bọt và nước mắt nhất của Thanh bởi gia đình cô nàng không có ai theo nghiệp kinh doanh. "Bản thân em vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, trong khi đó lại dốt toán, tính chậm, chẳng biết tư duy số má như thế nào. Thậm chí thỉnh thoảng tính tiền em còn sai, kiếm được đồng nào là lại ăn tiêu hết cả vốn cả lãi. Vì thế mà bố mẹ em cũng hoảng khi nghe em nói muốn tự đứng lên mở cửa hàng”, Thanh cười tâm sự.
Sau đó là chuỗi ngày tìm cách thuyết phục của cô nàng. Nghe Thanh nói cũng có lý, lại thấy con gái mê mệt thời trang và cũng có “khiếu” kinh doanh, bố mẹ Thanh đã đồng ý. “Bố là người đã chở em đi rong ruổi suốt ngoài đường tìm mặt bằng thuê cửa hàng , mới đầu cửa hàng của em chỉ bé xíu thôi, nằm trên một phố nhỏ ở khu trung tâm. Lần đầu tiên nhìn thấy cửa hàng em đã thích rồi vì nó be bé xinh xắn, hợp với đồ của em. Lúc đấy em cứ sợ bố mẹ không giúp gì, nhưng không ngờ mặt ngoài bố mẹ nói không đồng tình, song bố mẹ giúp em từ việc lắp cái rèm đến sửa bóng đèn, đóng tủ... Hoàn thành xong, trông cửa hàng khá xinh. Ai cũng khen cửa hàng bé mà biết trang trí, nhìn rất bắt mắt. Đó đều là công lao của bố em hết đấy ạ”, Thanh tự hào nói.
Một góc tại cửa hàng của mình |
Thanh vốn có nhiều khách quen, lại biết cách tư vấn chọn đồ cho khách nên càng ngày càng đông. Bản thân cô nàng cũng tự phối đồ rồi chụp làm mẫu cho chính cửa hàng của mình.
Là một người trẻ tuổi, lại sẵn sàng bỏ việc đi buôn, theo đuổi chuyện kinh doanh may rủi, Thanh cũng từng rất lo lắng. Thanh chia sẻ, quan điểm của cô nàng hoàn toàn không ủng hộ việc bỏ một công việc tốt để chạy theo kinh doanh. Công sức và tâm huyết cô nàng bỏ vào đây cũng khá lớn, 100% thời gian của cô nàng là dành cho cửa hàng. Nhưng Thanh cũng thừa nhận mình may mắn vì đã không một lần nữa khiến bố mẹ thất vọng.
Ngay khi nghỉ việc, hay kể cả bây giờ. Nhìn lại quãng thời gian đó Thanh cũng cảm thấy rất hối tiếc, học 4 năm để có tấm bằng đại học hoàn toàn không phải dễ dàng gì. “Em nhớ mồ hôi công sức của em bỏ ra, nhớ những đam mê hay ước mơ hồi đó em ấp ủ. Mà bản thân em lại không cố gắng được, em không đổ lỗi cho tác động bên ngoài hay sức khỏe bản thân. Em tự thấy em mới là người có lỗi, không đủ cố gắng để theo đuổi đam mê mà bản thân cũng không biết giữ lại như nào. Ngay như bây giờ, nhiều khi em nhìn các bạn cùng khóa làm đài này đài khác. Tham gia phim này hay chương trình khác em cũng rất thèm, rất nhớ. Nhớ cảm giác làm nghề”, Thanh chia sẻ. Cô nàng cũng khẳng định chắc nịch rằng mặc dù như vậy, nhưng điều đó không có nghĩa là Thanh bỏ nghề, sẽ có một ngày Thanh quay lại với nghề truyền hình.
Thanh nói cô nàng luôn biết kinh doanh là thứ không nói trước được gì, tương lai bấp bênh. Nên ngay khi bây giờ lúc Thanh còn làm được thì luôn cố hết mình, ít ra trong đời nếu có nhìn lại Thanh không cảm thấy mình mắc sai lầm đến lần thứ 2 vì không chịu cố gắng
Hiện các mặt hàng mà Thanh bán chủ yếu là đồ phụ kiện in họa tiết như ví hoa, cốc hoa, túi hoa, case cũng hoa ... Khách của Thanh đa số đều là các bạn học sinh sinh viên. Nhiều khi Thanh cũng tự chụp đồ rồi quảng cáo và chào bán trên mạng. Số lượt like và theo dõi trên facebook của cô nàng cũng khá cao, cho thu nhập hàng tháng ổn định.
“Trong tương lai, em hy vọng có thể mở thêm nhiều shop nhỏ như vậy nữa”, Thanh cười nói.
Nguồn Afamily
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment