Sáng làm cấp dưỡng chiều làm hiệu trưởng
Saturday, July 12, 2014
Nấu bữa ăn cho trẻ quả
không đơn giản, phải tính toán, cân đo đong đếm sao cho đủ lượng calo
đối với từng khối lớp và đặc biệt phải có 4 nhóm thực phẩm chính.
Vậy mà chị Mai - Hiệu trưởng một trường mầm non ở quận 3, phải xắn tay áo vào bếp băm thịt, rửa rau và nấu nướng... mỗi khi 1 trong 2 cấp dưỡng của trường bị bệnh phải nghĩ làm. Không những thế cô phải làm trọn vẹn công việc của một cấp dưỡng, không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng mà cô Mai còn phải chuẩn bị cả bữa ăn trưa, an xế...
Đã có rất nhiều bài báo viết về những khó khăn, bất cập của nghề cấp dưỡng trong khi trách nhiệm của đội ngũ cấp dưỡng cũng nặng nề không kém giáo viên.
Vậy mà chị Mai - Hiệu trưởng một trường mầm non ở quận 3, phải xắn tay áo vào bếp băm thịt, rửa rau và nấu nướng... mỗi khi 1 trong 2 cấp dưỡng của trường bị bệnh phải nghĩ làm. Không những thế cô phải làm trọn vẹn công việc của một cấp dưỡng, không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng mà cô Mai còn phải chuẩn bị cả bữa ăn trưa, an xế...
Đã có rất nhiều bài báo viết về những khó khăn, bất cập của nghề cấp dưỡng trong khi trách nhiệm của đội ngũ cấp dưỡng cũng nặng nề không kém giáo viên.
Thế nhưng không chỉ phụ huynh không quan tâm đến họ mà ngay cả Nhà nước cũng bỏ lơ. Hậu quả là cấp dưỡng lần lượt rời xa nhà bếp của các trường mầm non...
Công viêc của người làm cấp dưỡng không dễ dàng |
Sáng làm cấp dưỡng, chiều làm hiệu trưởng
Nấu bữa ăn cho trẻ quả không đơn giản, phải tính toán, cân đo đong đếm sao cho đủ lượng calo đối với từng khối lớp và đặc biệt phải có 4 nhóm thực phẩm chính.
Vậy mà chị Mai - Hiệu trưởng một trường mầm non ở quận 3, phải xắn tay áo vào bếp băm thịt, rửa rau và nấu nướng... mỗi khi 1 trong 2 cấp dưỡng của trường bị bệnh phải nghĩ làm. Không những thế cô phải làm trọn vẹn công việc của một cấp dưỡng, không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng mà cô Mai còn phải chuẩn bị cả bữa ăn trưa, an xế...
Vậy mà chị Mai - Hiệu trưởng một trường mầm non ở quận 3, phải xắn tay áo vào bếp băm thịt, rửa rau và nấu nướng... mỗi khi 1 trong 2 cấp dưỡng của trường bị bệnh phải nghĩ làm. Không những thế cô phải làm trọn vẹn công việc của một cấp dưỡng, không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng mà cô Mai còn phải chuẩn bị cả bữa ăn trưa, an xế...
Trả lời câu hỏi rằng tại sao trường không mướn thêm cấp dưỡng thì cô Mai cho biết: "Từ đầu năm học đến giờ mới có hơn 3 tháng mà nhà trường đã tuyển tới 3 cấp dưỡng. Hiện chỉ còn cô Huân mới vào được hơn 1 tháng. Mấy hôm trước chị nói với cô ấy là ký hợp đồng, cô ấy trả lời để em về hỏi ý kiến chồng. Bây giờ chị đang lo, nếu cô Huân nghỉ thì không biết kiếm đâu ra người. Mấy tháng nay, chị cứ phải vào bếp suốt. Chị thường nói với mọi người là sáng tôi làm cấp dưỡng, chiều làm hiệu trưởng...", chị Mai tâm tư.
Nhiều người cứ nghĩ công việc của một cấp dưỡng cũng đơn giản, bình thường, cũng giống như công việc của một phụ bếp; nhưng chỉ người trong nghề mới biết cái khó của nó, người cấp dưỡng không chỉ phải biết nấu ăn mà còn phải nấu ngon, những không phải chỉ như nấu cho gia đình mà phải theo căn cứ khoa học về dinh dưỡng, vệ sinh và phải nấu sao cho màu và mùi vị thức ăn phải khác nhau để kích thích sự thèm ăn của trẻ.
"Lúc nào trong bếp cũng phải đủ 3 người thì mới đảm bảo giờ giấc và chất lượng bữa ăn của cháu. Nhiều hôm Hiệu trưởng thì nấu, Hiệu phó lo làm rau, kế toán thì bưng bê, giáo viên vừa cho cháu ăn vừa rửa chén. Thiếu cấp dưỡng, nhà trường cứ rối loạn cả lên", chị Mai kể lại.
Tình trạng thiếu cấp dưỡng không chỉ diễn ra ở Trường Mầm non 6, Q.3 mà là thực trạng chung của cả thành phố. Bà Trịnh Thị Hoàng - Phó phòng GD-ĐT Q.Bình Thạnh cho biết: "UBND quận đã bỏ ra hàng chục triệu để đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cấp dưỡng. Sau 6 tháng học tập, nhiều người trong số đó đã không trở lại trường làm việc mà bỏ ra ngoài làm nhà hàng, khách sạn...".
Bà Minh Nguyệt (chuyên viên Phòng GD Mầm non, Sở GD-ĐT TP) cũng cho biết: "Tuy chưa có con số thống kê số cấp dưỡng bỏ việc hàng năm là bao nhiêu nhưng mỗi khi Sở GD-ĐT tổ chức tập huấn cho đội ngũ cấp dưỡng là thấy toàn người mới...".
Lương không đủ sống... người cấp dưỡng đành quay lưng với trường
Bà
Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng GD Mầm non Sở GD-ĐT TP thì bức xúc:
"Công việc của một cấp dưỡng ở trường mầm non rất cực, nhưng thù lao
hoàn toàn không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Cũng là cấp dưỡng,
trong khi các quán ăn, nhà hàng trả 4 - 5 triệu/tháng thì ở trường chỉ
trả hơn 1 triệu. Vậy thì trường làm sao giữ người được"...
Theo quy định, đội ngũ cấp dưỡng chỉ được hưởng hệ số lương dành cho nhân viên phục vụ là 1,00 (tương đương 650 ngàn đồng/tháng). Do đó, những người có trình độ cứ lần lượt rời xa các trường mầm non.
Không chỉ những người đang làm nghề mà cả những người đang theo học lớp nghề cấp dưỡng cũng bỏ ngang khi biết thực trạng này.
Dù mức sống không ngừng được tăng cao nhưng thu nhập của người lao động đa phần không theo kịp tốc độ tăng này, người làm nghề cấp dưỡng cũng không là ngoại lệ, thử hỏi với giá xăng tăng, giá điện, giá nước cũng tăng khiến sinh hoạt phí trở nên đắt đỏ thì làm sao người cấp dưỡng có thể bám trụ lấy nghề.
Do dó, để đảm bảo chất lượng và số lượng bữa ăn của trẻ ở các trường mầm non thì sự đãi ngộ đối với cấp dưỡng cũng phải được quan tâm đúng mức, còn như với mức lương hiện giờ thì rất khó để họ bám trụ với nghề và từ giờ đến lúc đó các trường mầm non sẽ còn phải lận đận vì thiếu cấp dưỡng.
Theo Báo Giáo Dục
Bài liên quan
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteCasino Resort Bona, NY - GoyangFood.com
ReplyDeleteCasino Resort Bona, NY offers 벳 플릭스 luxury accommodations, delicious dining and a nightlife experience 배당흐름 at a nearby resort. Make yourself win bet win at home marathonbet in one of the 라이트닝 바카라 best