“Túi vàng” trong phòng thi
Tuesday, July 8, 2014
[tuoitre.vn] - Tôi là giảng viên trẻ của một trường ĐH khối kinh tế tại TP.HCM. Trong đợt một tuyển sinh vừa qua, tôi được phân công là cán bộ coi thi. Mọi việc trong phòng thi buổi chiều 4 -7 (thi môn vật lý) đều bình thường cho đến khi thu bài...
Một thí sinh cầm phiếu trả lời trắc nghiệm lên đưa cho tôi để ghi mã đề và ký tên vào danh sách theo quy trình coi thi. Thế nhưng phiếu trả lời trắc nghiệm của em tô bút chì khá nhạt màu. Bất chợt tôi hỏi “Sao em tô câu trả lời nhạt vậy, thầy sợ máy sẽ không chấm được”.
Em chẳng nói gì rồi lặng lẽ về chỗ ngồi. Tôi tiếp tục công việc của một cán bộ coi thi và cho các em ra về sau khi hoàn tất khâu kiểm tra. Em thí sinh lúc nãy bước lên bàn giáo viên xin tôi: “Thầy có thể cho em tô đậm hơn được không ạ? Thầy đứng giám sát, em không chuyển câu trả lời đâu ạ”.
Một thí sinh cầm phiếu trả lời trắc nghiệm lên đưa cho tôi để ghi mã đề và ký tên vào danh sách theo quy trình coi thi. Thế nhưng phiếu trả lời trắc nghiệm của em tô bút chì khá nhạt màu. Bất chợt tôi hỏi “Sao em tô câu trả lời nhạt vậy, thầy sợ máy sẽ không chấm được”.
Em chẳng nói gì rồi lặng lẽ về chỗ ngồi. Tôi tiếp tục công việc của một cán bộ coi thi và cho các em ra về sau khi hoàn tất khâu kiểm tra. Em thí sinh lúc nãy bước lên bàn giáo viên xin tôi: “Thầy có thể cho em tô đậm hơn được không ạ? Thầy đứng giám sát, em không chuyển câu trả lời đâu ạ”.
Tôi chưa kịp trả lời thì cán bộ coi thi còn lại nói: “Không được em ạ, quy chế không cho phép chúng tôi cho thí sinh tiếp tục tô chồng lên sau khi thu bài”. Nói đến đây, em thí sinh khóc rưng rức trước chúng tôi. Tôi an ủi em ấy rằng không sao em ạ, vì nếu khi đưa phiếu em vào mà máy không chấm, các thầy cô sẽ tổ chức chấm bằng tay để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Em an tâm nhé!
Tôi trở về phòng hội đồng và nộp bài. Thế nhưng trong suốt quãng đường về nhà, tôi rất hối hận vì câu hỏi của mình với em thí sinh. Có thể điều này đã vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của em khi ngày mai thi môn hóa học. Suốt cả đêm, tôi trằn trọc và trách móc sự bất cẩn trong lời nói của mình. Sáng hôm sau, tôi quyết định đến hội đồng sớm hơn và ghé đến trước cửa phòng thi hôm trước. Tôi gặp em thí sinh và trấn an em rằng: “Em ơi, thầy xin lỗi hôm qua đã làm em lo lắng ảnh hưởng tâm lý thi, nhưng em yên tâm là bài thi của em vẫn được chấm một cách công bằng cho tất cả thí sinh. Thầy chúc em thi tốt!”.
Tôi quay trở lại làm nhiệm vụ của mình và sau khi nộp xong bài thi môn hóa học cho hội đồng tuyển sinh, tôi ra về thì bất chợt em và phụ huynh bước đến trò chuyện. Cô học trò nhanh nhảu nói: “Em cảm ơn thầy, nhờ có thầy nhắc nhở hôm qua nên hôm nay em đã rút kinh nghiệm tô kín và đậm trên phiếu trả lời trắc nghiệm của mình. Hôm nay em đã làm bài môn hóa rất tốt!”.
Nói xong người mẹ chở cô học trò ra khỏi cổng để về quê sau đợt thi tuyển sinh khối A, còn tôi suy nghĩ mãi câu chuyện từ một phiếu trả lời trắc nghiệm trong phòng thi. Câu chuyện này với tất cả những ai trong hội đồng tuyển sinh của tôi đều rất bình thường, thế nhưng với tôi đây là một sự day dứt và đã được tha thứ. Tha thứ lúc đó là điều nhân văn chứ không phải nghĩa cử của em thí sinh dành cho tôi. Trong trường hợp này, chính cô học trò sinh năm 1996 ấy đã tha thứ cho một lỗi lầm về sự vô tâm của tôi trong quá trình làm công tác tuyển sinh năm nay.
Tôi chợt nhớ câu châm ngôn của Tagore: “Trong khi ta đang giữ chặt túi vàng của luật lệ thì túi vàng của tình thương đã rơi xuống đất”. Tôi đã chứng kiến câu chuyện của một kỳ thi mà luật lệ vẫn đảm bảo, nhưng tình thương và sự tha thứ đã khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn với lời cảm ơn từ cô thí sinh. Bởi em đã tiếp nhận mọi thứ không phải bằng sự bi quan mà bằng yếu tố rất tích cực.
Tôi trở về phòng hội đồng và nộp bài. Thế nhưng trong suốt quãng đường về nhà, tôi rất hối hận vì câu hỏi của mình với em thí sinh. Có thể điều này đã vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của em khi ngày mai thi môn hóa học. Suốt cả đêm, tôi trằn trọc và trách móc sự bất cẩn trong lời nói của mình. Sáng hôm sau, tôi quyết định đến hội đồng sớm hơn và ghé đến trước cửa phòng thi hôm trước. Tôi gặp em thí sinh và trấn an em rằng: “Em ơi, thầy xin lỗi hôm qua đã làm em lo lắng ảnh hưởng tâm lý thi, nhưng em yên tâm là bài thi của em vẫn được chấm một cách công bằng cho tất cả thí sinh. Thầy chúc em thi tốt!”.
Tôi quay trở lại làm nhiệm vụ của mình và sau khi nộp xong bài thi môn hóa học cho hội đồng tuyển sinh, tôi ra về thì bất chợt em và phụ huynh bước đến trò chuyện. Cô học trò nhanh nhảu nói: “Em cảm ơn thầy, nhờ có thầy nhắc nhở hôm qua nên hôm nay em đã rút kinh nghiệm tô kín và đậm trên phiếu trả lời trắc nghiệm của mình. Hôm nay em đã làm bài môn hóa rất tốt!”.
Nói xong người mẹ chở cô học trò ra khỏi cổng để về quê sau đợt thi tuyển sinh khối A, còn tôi suy nghĩ mãi câu chuyện từ một phiếu trả lời trắc nghiệm trong phòng thi. Câu chuyện này với tất cả những ai trong hội đồng tuyển sinh của tôi đều rất bình thường, thế nhưng với tôi đây là một sự day dứt và đã được tha thứ. Tha thứ lúc đó là điều nhân văn chứ không phải nghĩa cử của em thí sinh dành cho tôi. Trong trường hợp này, chính cô học trò sinh năm 1996 ấy đã tha thứ cho một lỗi lầm về sự vô tâm của tôi trong quá trình làm công tác tuyển sinh năm nay.
Tôi chợt nhớ câu châm ngôn của Tagore: “Trong khi ta đang giữ chặt túi vàng của luật lệ thì túi vàng của tình thương đã rơi xuống đất”. Tôi đã chứng kiến câu chuyện của một kỳ thi mà luật lệ vẫn đảm bảo, nhưng tình thương và sự tha thứ đã khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn với lời cảm ơn từ cô thí sinh. Bởi em đã tiếp nhận mọi thứ không phải bằng sự bi quan mà bằng yếu tố rất tích cực.
ĐỨC LINH
Bài liên quan
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteThis comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDelete