Gợi ý khẩu phần ăn cho trẻ trong năm đầu đời (phần 1)

1:19 AM |
Bạn đã biết một số phương thức thực hành thai giáo đúng cách, sắp tới tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một ebook về phương thức thực hành thai giáo cho những người đang có ý định có con hoặc đang mang thai, hi vọng ebook sẽ giúp ích cho các bạn.

Song song với những bài viết về móc phát triển của trẻ 5 tuổi cần đạt, thì hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số gợi ý về thực đơn bữa ăn cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi.
Khẩu phần ăn cho trẻ trong năm đầu đời

Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi.

Chúng ta thường nghe câu nói: “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” trên các đoạn quảng cáo sữa bột. Do sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và đặc biệt là có chứa kháng thể tự nhiên cao hơn hẳng các loại sữa t
hong thường.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh


Hành vi ăn - Bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.

Thức ăn cho bé - Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Lời khuyên - Đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên giai đoạn này bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.

Các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng đầu tiên sau sinh và bú khi nào bé muốn vì lúc này sức đề kháng của trẻ rất yếu, và sữa mẹ chứa nguồn kháng thể mà trẻ cần.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trước khi cho con bú, mẹ cần rửa tay sạch và cho bé bú đúng tư thế. Bé "bắt" vú tốt sẽ bú được nhanh và không bị nuốt nhiều hơi vào bụng.

Sau khi bé bú xong thì cho bé ợ hơi trước khi đặt nằm, như vậy sẽ tránh cho bé không bị trớ sữa.

Giúp bé ợ hơi.


Cách 1: Tay phải đỡ lấy mông bé, tay trái đỡ phần thân trên cho bụng bé áp sát vào ngực mẹ, còn đầu thì ngả lên vai mẹ. Mẹ sẽ xoa xoa lưng, hoặc khum tay vỗ nhẹ, hoặc vuốt ngược từ eo lên gáy con. Làm như thế đến khi nào bé ợ thì thôi.

Cách giúp bé ợ hơi sau khi ăn

Cách 2: cho bé ngồi lên ngang đùi mẹ, hai chân khép lại. Một tay mẹ đỡ trước ngực bé, cho bé gập bụng lại, tay kia thì xoa xoa lưng, hoặc khum tay vỗ nhẹ, hoặc vuốt ngược từ eo lên gáy con.

Lưu ý: trẻ có thể trớ sữa hoặc không, có thể trẻ sẽ quấy khóc, vì cảm thấy khó chịu.

Cho bé ăn sữa ngoài


Đây là trường hợp bất khả kháng, các mẹ nên nhớ rằng chỉ khi nào không có sữa, không đủ sữa hoặc không có điều kiện cho con bú thì mới phải cho bé ăn sữa ngoài (nuôi bộ); và phải sử dụng sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh (thường được đánh số 1).

Lưu ý các mẹ khi cho trẻ bú sữa ngoài, sữa ngoài tuy được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và chứa nhiều canxi và vitamin D hơn sữa mẹ nhưng lại ít kháng thể tự nhiên hơn sữa mẹ, do đó, sức đề kháng tự nhiên của trẻ sẽ bị giảm nhiều.

Cần chú ý giữ sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn này, tránh những bệnh thông thường vì với sức đề kháng yếu trẻ khó có thể chống chọi lại bệnh tật.

Sữa ngoài nhiều dưỡng chất nhưng không tốt bằng sữa mẹ

Bất tiện của việc nuôi bộ:

  • Có bé bị dị ứng với lactose trong sữa bò.
  • Có bé nhất định không chịu mút núm bình cao su.
  • Các bình sữa, núm vú phải được đảm bảo vô trùng bằng cách: cọ rửa sạch, luộc trong nước sôi 3-5 phút.
  • Phải rửa sạch, lau khô tay trước khi pha chế.
  • Pha chế đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu pha đặc hơn, bé sẽ bị táo bón, pha loãng hơn thì bé bị thiếu chất.  
Qua bài viết chắc hẳng các bạn đã nắm được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ trong năm đầu đời, nhưng ở những giai đoạn sau khi sữa mẹ đã không còn có thể cung cấp 100% nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần thì chúng ta sẽ cho trẻ ăn gì để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.

Ở phần sau sẽ là những gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ, các loại thức ăn, liều lượng, cách thức cho ăn như thế nào là hợp lý.

Phần 2: Gợi ý khẩu phần ăn cho trẻ trong năm đầu đời 



Bài viết có tham khảo nguồn từ bibi.vn
Cố vấn: Bs Phùng Đăng Việt Khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi TW
Read more…

Sáng làm cấp dưỡng chiều làm hiệu trưởng

12:32 AM |
Nấu bữa ăn cho trẻ quả không đơn giản, phải tính toán, cân đo đong đếm sao cho đủ lượng calo đối với từng khối lớp và đặc biệt phải có 4 nhóm thực phẩm chính.

Vậy mà chị Mai - Hiệu trưởng một trường mầm non ở quận 3, phải xắn tay áo vào bếp băm thịt, rửa rau và nấu nướng... mỗi khi 1 trong 2 cấp dưỡng của trường bị bệnh phải nghĩ làm. Không những thế cô phải làm trọn vẹn công việc của một cấp dưỡng, không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng mà cô Mai còn phải chuẩn bị cả bữa ăn trưa, an xế...

Read more…

“Túi vàng” trong phòng thi

1:37 AM |
[tuoitre.vn] - Tôi là giảng viên trẻ của một trường ĐH khối kinh tế tại TP.HCM. Trong đợt một tuyển sinh vừa qua, tôi được phân công là cán bộ coi thi. Mọi việc trong phòng thi buổi chiều 4 -7 (thi môn vật lý) đều bình thường cho đến khi thu bài...

Một thí sinh cầm phiếu trả lời trắc nghiệm lên đưa cho tôi để ghi mã đề và ký tên vào danh sách theo quy trình coi thi. Thế nhưng phiếu trả lời trắc nghiệm của em tô bút chì khá nhạt màu. Bất chợt tôi hỏi “Sao em tô câu trả lời nhạt vậy, thầy sợ máy sẽ không chấm được”.

Em chẳng nói gì rồi lặng lẽ về chỗ ngồi. Tôi tiếp tục công việc của một cán bộ coi thi và cho các em ra về sau khi hoàn tất khâu kiểm tra. Em thí sinh lúc nãy bước lên bàn giáo viên xin tôi: “Thầy có thể cho em tô đậm hơn được không ạ? Thầy đứng giám sát, em không chuyển câu trả lời đâu ạ”.

Tôi chưa kịp trả lời thì cán bộ coi thi còn lại nói: “Không được em ạ, quy chế không cho phép chúng tôi cho thí sinh tiếp tục tô chồng lên sau khi thu bài”. Nói đến đây, em thí sinh khóc rưng rức trước chúng tôi. Tôi an ủi em ấy rằng không sao em ạ, vì nếu khi đưa phiếu em vào mà máy không chấm, các thầy cô sẽ tổ chức chấm bằng tay để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Em an tâm nhé!

Tôi trở về phòng hội đồng và nộp bài. Thế nhưng trong suốt quãng đường về nhà, tôi rất hối hận vì câu hỏi của mình với em thí sinh. Có thể điều này đã vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của em khi ngày mai thi môn hóa học. Suốt cả đêm, tôi trằn trọc và trách móc sự bất cẩn trong lời nói của mình. Sáng hôm sau, tôi quyết định đến hội đồng sớm hơn và ghé đến trước cửa phòng thi hôm trước. Tôi gặp em thí sinh và trấn an em rằng: “Em ơi, thầy xin lỗi hôm qua đã làm em lo lắng ảnh hưởng tâm lý thi, nhưng em yên tâm là bài thi của em vẫn được chấm một cách công bằng cho tất cả thí sinh. Thầy chúc em thi tốt!”.

Tôi quay trở lại làm nhiệm vụ của mình và sau khi nộp xong bài thi môn hóa học cho hội đồng tuyển sinh, tôi ra về thì bất chợt em và phụ huynh bước đến trò chuyện. Cô học trò nhanh nhảu nói: “Em cảm ơn thầy, nhờ có thầy nhắc nhở hôm qua nên hôm nay em đã rút kinh nghiệm tô kín và đậm trên phiếu trả lời trắc nghiệm của mình. Hôm nay em đã làm bài môn hóa rất tốt!”.

Nói xong người mẹ chở cô học trò ra khỏi cổng để về quê sau đợt thi tuyển sinh khối A, còn tôi suy nghĩ mãi câu chuyện từ một phiếu trả lời trắc nghiệm trong phòng thi. Câu chuyện này với tất cả những ai trong hội đồng tuyển sinh của tôi đều rất bình thường, thế nhưng với tôi đây là một sự day dứt và đã được tha thứ. Tha thứ lúc đó là điều nhân văn chứ không phải nghĩa cử của em thí sinh dành cho tôi. Trong trường hợp này, chính cô học trò sinh năm 1996 ấy đã tha thứ cho một lỗi lầm về sự vô tâm của tôi trong quá trình làm công tác tuyển sinh năm nay.

Tôi chợt nhớ câu châm ngôn của Tagore: “Trong khi ta đang giữ chặt túi vàng của luật lệ thì túi vàng của tình thương đã rơi xuống đất”. Tôi đã chứng kiến câu chuyện của một kỳ thi mà luật lệ vẫn đảm bảo, nhưng tình thương và sự tha thứ đã khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn với lời cảm ơn từ cô thí sinh. Bởi em đã tiếp nhận mọi thứ không phải bằng sự bi quan mà bằng yếu tố rất tích cực.

ĐỨC LINH
Read more…