Gợi ý khẩu phần ăn cho trẻ trong năm đầu đời (phần 1)

1:19 AM |
Bạn đã biết một số phương thức thực hành thai giáo đúng cách, sắp tới tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một ebook về phương thức thực hành thai giáo cho những người đang có ý định có con hoặc đang mang thai, hi vọng ebook sẽ giúp ích cho các bạn.

Song song với những bài viết về móc phát triển của trẻ 5 tuổi cần đạt, thì hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số gợi ý về thực đơn bữa ăn cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi.
Khẩu phần ăn cho trẻ trong năm đầu đời

Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi.

Chúng ta thường nghe câu nói: “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” trên các đoạn quảng cáo sữa bột. Do sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và đặc biệt là có chứa kháng thể tự nhiên cao hơn hẳng các loại sữa t
hong thường.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh


Hành vi ăn - Bản năng sẽ khiến bé quay về phía núm vú của mẹ để tìm nguồn dinh dưỡng.

Thức ăn cho bé - Chỉ nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Lời khuyên - Đường tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên giai đoạn này bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc.

Các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu 6 tháng đầu tiên sau sinh và bú khi nào bé muốn vì lúc này sức đề kháng của trẻ rất yếu, và sữa mẹ chứa nguồn kháng thể mà trẻ cần.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trước khi cho con bú, mẹ cần rửa tay sạch và cho bé bú đúng tư thế. Bé "bắt" vú tốt sẽ bú được nhanh và không bị nuốt nhiều hơi vào bụng.

Sau khi bé bú xong thì cho bé ợ hơi trước khi đặt nằm, như vậy sẽ tránh cho bé không bị trớ sữa.

Giúp bé ợ hơi.


Cách 1: Tay phải đỡ lấy mông bé, tay trái đỡ phần thân trên cho bụng bé áp sát vào ngực mẹ, còn đầu thì ngả lên vai mẹ. Mẹ sẽ xoa xoa lưng, hoặc khum tay vỗ nhẹ, hoặc vuốt ngược từ eo lên gáy con. Làm như thế đến khi nào bé ợ thì thôi.

Cách giúp bé ợ hơi sau khi ăn

Cách 2: cho bé ngồi lên ngang đùi mẹ, hai chân khép lại. Một tay mẹ đỡ trước ngực bé, cho bé gập bụng lại, tay kia thì xoa xoa lưng, hoặc khum tay vỗ nhẹ, hoặc vuốt ngược từ eo lên gáy con.

Lưu ý: trẻ có thể trớ sữa hoặc không, có thể trẻ sẽ quấy khóc, vì cảm thấy khó chịu.

Cho bé ăn sữa ngoài


Đây là trường hợp bất khả kháng, các mẹ nên nhớ rằng chỉ khi nào không có sữa, không đủ sữa hoặc không có điều kiện cho con bú thì mới phải cho bé ăn sữa ngoài (nuôi bộ); và phải sử dụng sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh (thường được đánh số 1).

Lưu ý các mẹ khi cho trẻ bú sữa ngoài, sữa ngoài tuy được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và chứa nhiều canxi và vitamin D hơn sữa mẹ nhưng lại ít kháng thể tự nhiên hơn sữa mẹ, do đó, sức đề kháng tự nhiên của trẻ sẽ bị giảm nhiều.

Cần chú ý giữ sức khỏe cho trẻ trong giai đoạn này, tránh những bệnh thông thường vì với sức đề kháng yếu trẻ khó có thể chống chọi lại bệnh tật.

Sữa ngoài nhiều dưỡng chất nhưng không tốt bằng sữa mẹ

Bất tiện của việc nuôi bộ:

  • Có bé bị dị ứng với lactose trong sữa bò.
  • Có bé nhất định không chịu mút núm bình cao su.
  • Các bình sữa, núm vú phải được đảm bảo vô trùng bằng cách: cọ rửa sạch, luộc trong nước sôi 3-5 phút.
  • Phải rửa sạch, lau khô tay trước khi pha chế.
  • Pha chế đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu pha đặc hơn, bé sẽ bị táo bón, pha loãng hơn thì bé bị thiếu chất.  
Qua bài viết chắc hẳng các bạn đã nắm được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ trong năm đầu đời, nhưng ở những giai đoạn sau khi sữa mẹ đã không còn có thể cung cấp 100% nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần thì chúng ta sẽ cho trẻ ăn gì để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ.

Ở phần sau sẽ là những gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ, các loại thức ăn, liều lượng, cách thức cho ăn như thế nào là hợp lý.

Phần 2: Gợi ý khẩu phần ăn cho trẻ trong năm đầu đời 



Bài viết có tham khảo nguồn từ bibi.vn
Cố vấn: Bs Phùng Đăng Việt Khoa hô hấp, Bệnh viện Nhi TW
Read more…

Sáng làm cấp dưỡng chiều làm hiệu trưởng

12:32 AM |
Nấu bữa ăn cho trẻ quả không đơn giản, phải tính toán, cân đo đong đếm sao cho đủ lượng calo đối với từng khối lớp và đặc biệt phải có 4 nhóm thực phẩm chính.

Vậy mà chị Mai - Hiệu trưởng một trường mầm non ở quận 3, phải xắn tay áo vào bếp băm thịt, rửa rau và nấu nướng... mỗi khi 1 trong 2 cấp dưỡng của trường bị bệnh phải nghĩ làm. Không những thế cô phải làm trọn vẹn công việc của một cấp dưỡng, không chỉ chuẩn bị bữa ăn sáng mà cô Mai còn phải chuẩn bị cả bữa ăn trưa, an xế...

Read more…

“Túi vàng” trong phòng thi

1:37 AM |
[tuoitre.vn] - Tôi là giảng viên trẻ của một trường ĐH khối kinh tế tại TP.HCM. Trong đợt một tuyển sinh vừa qua, tôi được phân công là cán bộ coi thi. Mọi việc trong phòng thi buổi chiều 4 -7 (thi môn vật lý) đều bình thường cho đến khi thu bài...

Một thí sinh cầm phiếu trả lời trắc nghiệm lên đưa cho tôi để ghi mã đề và ký tên vào danh sách theo quy trình coi thi. Thế nhưng phiếu trả lời trắc nghiệm của em tô bút chì khá nhạt màu. Bất chợt tôi hỏi “Sao em tô câu trả lời nhạt vậy, thầy sợ máy sẽ không chấm được”.

Em chẳng nói gì rồi lặng lẽ về chỗ ngồi. Tôi tiếp tục công việc của một cán bộ coi thi và cho các em ra về sau khi hoàn tất khâu kiểm tra. Em thí sinh lúc nãy bước lên bàn giáo viên xin tôi: “Thầy có thể cho em tô đậm hơn được không ạ? Thầy đứng giám sát, em không chuyển câu trả lời đâu ạ”.

Tôi chưa kịp trả lời thì cán bộ coi thi còn lại nói: “Không được em ạ, quy chế không cho phép chúng tôi cho thí sinh tiếp tục tô chồng lên sau khi thu bài”. Nói đến đây, em thí sinh khóc rưng rức trước chúng tôi. Tôi an ủi em ấy rằng không sao em ạ, vì nếu khi đưa phiếu em vào mà máy không chấm, các thầy cô sẽ tổ chức chấm bằng tay để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Em an tâm nhé!

Tôi trở về phòng hội đồng và nộp bài. Thế nhưng trong suốt quãng đường về nhà, tôi rất hối hận vì câu hỏi của mình với em thí sinh. Có thể điều này đã vô tình ảnh hưởng đến tâm lý của em khi ngày mai thi môn hóa học. Suốt cả đêm, tôi trằn trọc và trách móc sự bất cẩn trong lời nói của mình. Sáng hôm sau, tôi quyết định đến hội đồng sớm hơn và ghé đến trước cửa phòng thi hôm trước. Tôi gặp em thí sinh và trấn an em rằng: “Em ơi, thầy xin lỗi hôm qua đã làm em lo lắng ảnh hưởng tâm lý thi, nhưng em yên tâm là bài thi của em vẫn được chấm một cách công bằng cho tất cả thí sinh. Thầy chúc em thi tốt!”.

Tôi quay trở lại làm nhiệm vụ của mình và sau khi nộp xong bài thi môn hóa học cho hội đồng tuyển sinh, tôi ra về thì bất chợt em và phụ huynh bước đến trò chuyện. Cô học trò nhanh nhảu nói: “Em cảm ơn thầy, nhờ có thầy nhắc nhở hôm qua nên hôm nay em đã rút kinh nghiệm tô kín và đậm trên phiếu trả lời trắc nghiệm của mình. Hôm nay em đã làm bài môn hóa rất tốt!”.

Nói xong người mẹ chở cô học trò ra khỏi cổng để về quê sau đợt thi tuyển sinh khối A, còn tôi suy nghĩ mãi câu chuyện từ một phiếu trả lời trắc nghiệm trong phòng thi. Câu chuyện này với tất cả những ai trong hội đồng tuyển sinh của tôi đều rất bình thường, thế nhưng với tôi đây là một sự day dứt và đã được tha thứ. Tha thứ lúc đó là điều nhân văn chứ không phải nghĩa cử của em thí sinh dành cho tôi. Trong trường hợp này, chính cô học trò sinh năm 1996 ấy đã tha thứ cho một lỗi lầm về sự vô tâm của tôi trong quá trình làm công tác tuyển sinh năm nay.

Tôi chợt nhớ câu châm ngôn của Tagore: “Trong khi ta đang giữ chặt túi vàng của luật lệ thì túi vàng của tình thương đã rơi xuống đất”. Tôi đã chứng kiến câu chuyện của một kỳ thi mà luật lệ vẫn đảm bảo, nhưng tình thương và sự tha thứ đã khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn với lời cảm ơn từ cô thí sinh. Bởi em đã tiếp nhận mọi thứ không phải bằng sự bi quan mà bằng yếu tố rất tích cực.

ĐỨC LINH
Read more…

Lớp nghề Cấp dưỡng

9:23 PM |

ĐÀO TẠO

LỚP NGHỀ CẤP DƯỠNG

HỌC CẤP DƯỠNG


 Ngày càng có nhiều người theo nghề cấp dưỡng, chủ yếu là các chị các cô đã từng làm công việc bếp núc tại các nhà hàng, quán ăn; hay chính những người đang làm việc tại các trường mầm non hay viện dưỡng lão cũng có nhu cầu học.

Vì đa phần họ chưa được đào tạo bài bản các kiến thức liên quan đến dinh dưỡng, cách thiết lập khẩu phần ăn... và cũng là tuân thủ theo đúng quy định mới của Pháp luật về việc đào tạo nghề.

Do đó, Viện Phát Triển Kinh Tế Quốc Tế - IEDI tuyển sinh đào tạo nghề Cấp dưỡng trình độ sơ cấp, cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG:
            Là người có trình độ từ THCS trở lên có đủ sức khỏe học tập. Những người có nhu cầu học cấp dưỡng hoặc đang làm việc tại các cơ sở nuôi dạy trẻ, các trường mầm non, tiểu học, các cơ sở dưỡng lão...

II. NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO - THỜI GIAN VÀ HỌC PHÍ:
            1. Nghề đào tạo: Cấp Dưỡng       Trình độ: Sơ cấp
           2. Thời gian đào tạo: 3,5 tháng           
           3. Học phí: 1.650.000đ/học viên/khóa.
           4. Khai giảng: 26/7/2015  

III. QUYỀN LỢI HỌC VIÊN:
            - Được học tập trong môi trường năng động, thân thiện.
            - Được tạo điều kiện học tập lý thuyết kết hợp với thực hành thực tế, học viên trao đổi trực tiếp với giảng viên về những khó khăn mà mình gặp phải, giúp nâng cao năng lực làm việc và kịp thời khắc phục những khó khăn mắc phải của người học.
            - Đươc học với những giảng viên giàu kinh nghiệm là chuyên gia về dinh dưỡng, am hiểu sâu sắc về việc thiết lập khẩu phần ăn phù hợp với từng lứa tuổi...

IV. DANH HIỆU TỐT NGHIỆP:
Kết thúc khóa học, học viên đủ điều kiện tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ nghề trình độ Sơ cấp theo quy định, có giá trị trên toàn quốc.

V.HỒ SƠ NHẬP HỌC:
           - Phiếu đăng ký học nghề (theo mẫu)
           - Hợp đồng học nghề (theo mẫu)
           - Bản sao công chứng giấy CMND
           - 2 ảnh 4x6 (ảnh chụp không quá 6 tháng)

VI. PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ: Viện phát triển kinh tế quốc tế
            Thời gian đăng ký: Thường xuyên phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký và khai giảng liên tục (kết thúc nhận hồ sơ đăng ký học trước 10 ngày so với ngày khải giảng)

Giá phát hành hồ sơ 20.000đ/hồ sơ (bao gồm lệ phí hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển)



Đăng ký trực tiếp tại Văn phòng của Viện tại 2 địa chỉ dưới đây:

            1- Văn phòng tuyển sinh - Tp.Hồ Chí Minh
Ø  P102, Tòa nhà lê Hải, 128 Phan Đăng Lưu, p3, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
ĐT: 0982 337 708 - 0986 222 444

            2- Văn phòng tuyển sinh - Hà Nội
Ø  CT4AX2 Bắc Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  
Trân trọng


Read more…

Tham luận: Bảo mẫu - Người chăm sóc những mầm chòi non

1:08 AM |
"Người chăm sóc những mầm chòi non" - buổi tham luận do Phòng Giáo dục quận 1, Tp Hồ Chí Minh tổ chức ngày 5/4, đây là lần đầu tiên có một ngày hội dành cho các cô bảo mẫu, tại buổi tham luận này các cô bảo mẫu còn tham gia vào một hoạt động vừa mang tính lễ hội vừa để trao đổi, nâng cao nghiệp vụ: giải quyết tình huống, thể hiện kỹ năng chăm sóc học sinh, làm bài kiểm tra kiến thức.

Đây là dịp hiếm hoi được thấy các cô bảo mẫu diện áo dài, bước lên sân khấu ca hát thay vì lui cui ở góc lớp lau chùi từng ca nước, dán tên lên từng đôi dép, xếp từng chiếc bàn chải đánh răng hay dọn từng chiếc gối, mền vào đúng vị trí cho học sinh đi ngủ.

Nghề bảo mẫu cần được quan tâm hơn nữa
Những tình huống sư phạm thực sự mà các cô đã trãi qua, những khó khăn, vướn mắc, thật gần gũi khi chính các cô chăm lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ, không những thế do gần gũi lâu nên hầu hết các cô đều nắm được những thói quen của từng em. Nhiều cô rất run khi lần đầu tiên cầm micro và kể câu chuyện của mình trước đám đông.

Các cô cũng mạnh dạn đề xuất, kiến nghị việc ngành giáo dục và toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa đến nghề bảo mẫu hiện nay, với đặc thù công việc hết sức vất vả nhưng mức lương chưa cao.
Các cô phải tranh thủ làm việc khi các em đã đi ngủ

Không chỉ là những chia sẽ về nghề, về những niềm vui nỗi buồn của nghề mà còn là những câu chuyên về giấc mơ làm giáo viên còn dang dở, đành theo học lớp nghề bảo mẫu, đậu lại ở cái nghề cũng gần với giáo viên và hơn hết là được gần các em học sinh. Chỉ có người trong nghề mới thấm cái cực nhọc khi một cô phải lo cho ba, bốn chục đứa học trò. Công việc hầu như không thể ngơi tay bởi trường học phải đúng giờ. 


Tranh thủ ăn khi học sinh đã ngủ, lau dọn khi các em thức dậy. Sáng đến sớm, chiều về trễ. Và còn là người hòa giải những mâu thuẫn, xử lý muôn vàn tình huống trong bữa ăn giấc ngủ của trẻ... Vậy mà trong các bài tham luận, chẳng thấy một lời than vãn, kêu ca, chỉ thấy những câu chuyện thật ngọt ngào, làm nhẹ đi những phút mệt mỏi, đầu tắt mặt tối với công việc của một “bà mẹ đông con”.

Những câu chuyện nho nhỏ diễn ra hằng ngày khi mà những học sinh bán trú có gần 10 giờ đồng hồ ở trường, như những ngọt ngào lắng đọng lại với các cô sau những giờ làm việc vất vả.

Cô Dung chia sẻ, bảo mẫu Trường tiểu học Nguyễn Thái Bình, thật sự sốc khi cha của một học trò vào trường và cho con một bạt tai chí mạng ngay trước mặt các cô bảo mẫu vì cháu đánh nhau với bạn. “Vừa run, nhưng tôi vẫn cố gắng bình tĩnh đưa em vào phòng y tế, phụ huynh em không đi theo cũng chẳng tỏ ra lo lắng gì, càng nghĩ càng thương và muốn bù đắp cho học trò” - cô rơm rớm kể.
Các cô như một bà mẹ đông con

Chợt chạnh lòng khi nghĩ đến hàng ngàn cô bảo mẫu khác vẫn đang túi bụi với công việc, với đồng lương chật vật, không biết bao giờ các cô có được một ngày hội thật sự để được nghỉ ngơi và ca hát, được kể cho nhau nghe những câu chuyện nghề rất đặc thù chỉ có ở những ngôi trường bán trú.

Công việc cực nhọc là vậy nhưng vì yêu nghề, yêu trẻ và hơn hết là gánh nặng mưu sinh, gia đình nên các cô vẫn bám trụ với nghề bảo mẫu trong khi đồng lương ít ỏi so với mức sống hiện đại. Một thực trạng đáng buồn là chỉ có một đến hai cô bảo mẫu trong một lớp 40 bé, trong khi tiêu chuẩn ở một số nước chỉ có 4 bé trên một bảo mẫu, nghĩa là với 1 lớp 40 bé thì cần 10 cô bảo mẫu.

Các cô cần lắm những chính sách hỗ trợ, những sẻ chia, cảm thông của xã hội để các cô yên tâm làm việc, có thể sống bằng đồng lương của mình và những người học bảo mẫu có thể yên tâm cho việc học và theo đuổi nghề sau này.

Theo Tuoitre.vn
Read more…

Mốc phát triển trẻ 5 tuổi cần đạt

10:05 PM |
Bạn có tin không khi trẻ 5 tuổi trẻ đã có thể nói họ tên và địa chỉ, đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây, có thể tự đi vệ sinh...
 
Chắc bạn đã biết 10 kỹ năng trẻ cần có trước khi vào lớp 1, vậy đến khi 5 tuổi trẻ phát triển đến đâu và có thể làm được những gì? Nghe có vẻ không thực tế nhưng đây là những tiêu chuẩn phát triển đối với trẻ 5 tuổi.


Mốc phát triển trẻ 5 tuổi cần đạt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ 5 tuổi có thể làm được nhiều việc mà không ai nghĩ đến, và từ những nghiên cứu này các nhà khoa học đã tạo ra một bộ các tiêu chuẩn cần có ở trẻ 5 tuổi. Đây có thể xem là cơ sở cho việc đánh giá sự phát triển bình thường của trẻ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện và sớm phát hiện những bát thường ở trẻ.

Nhiều trường hợp trẻ tự kỷ hay chậm phát triển được phát hiện khá muộn do chưa có sự theo dõi quá trình phát triển của trẻ ở các bậc phụ huynh. Nên nhớ rằng những trẻ tự kỷ hay chậm phát triển có thể cải thiện phần nào nhận thức và kỷ năng nếu được phát hiện sớm, riêng trẻ tự kỷ có thể cải thiện đến 80%.

Dưới đây là những gợi ý về những điều đa số trẻ làm được khi 5 tuổi do Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, nguyên trưởng Khoa Tâm lý, cố vấn tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM đưa ra:


Về mặt ngôn ngữ, giao tiếp 

- Nói rất rõ - bé đã bớt "ngọng" rồi các mẹ ạ.

- Kể một câu truyện đơn giản với những câu đầy đủ - tuy nhiên đôi khi trẻ vẫn có thể sắp xếp các tình huống theo trình tự... không giống ai.

- Dùng thì tương lai, ví dụ “bà ngoại sẽ đến đây” - cháu nhớ bà lắm ạ.

- Nói họ tên và địa chỉ - điều này rất quan trọng các mẹ nhé, có thể ở Việt Nam ta chưa chú trọng việc này, nhưng ở các nước phát triển thì rất được chú trọng, do trẻ chưa thể nhớ  đường về nhà, nên việc nhớ địa chỉ nhà sẽ giúp ích khi trẻ đi lạc.

 

Về mặt xã hội, cảm xúc:

- Trẻ muốn làm vui lòng bạn.

- Muốn giống bạn - cha mẹ có cách hành xử đúng đắn sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ.

- Đồng ý với nội quy -  tuy còn nhỏ nhưng vẫn nên cho trẻ làm quen với các nội quy, giúp trẻ có tính kỷ luật hơn.


- Thích hát, múa và hành động - trẻ nhỏ thường hiếu động chủ yếu là để khám phá môi trường xung quanh.

- Nhận thức về giới tính - giáo dục giới tính cho trẻ (ở mức độ trẻ có thể nhận thức được) giúp tránh những suy nghĩ lệch lạc về giới tính sau này. 

- Có thể nói điều gì thật và điều gì giả vờ - ở tuổi này trẻ đã biết nói "xạo".

- Tỏ vẻ tự lập hơn (ví dụ, có thể tự đến thăm người hàng xóm nhưng vẫn cần người lớn giám sát).

- Đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác - trở thành người đồng hành đáng tin cậy của trẻ.



Trẻ tự lập hơn, đôi khi đòi hỏi và đôi khi rất hợp tác

Về nhận thức (học, nghĩ, giải quyết vấn đề):

- Đếm tối thiểu 10 đồ vật.

- Có thể vẽ một người với tối thiểu 6 bộ phận - cho trẻ tiếp xúc với mỹ thuật sớm, giúp phát triền khả năng sáng tạo của trẻ.

- Có thể viết vài chữ cái hoặc số - cho trẻ làm quen với chữ viết và dạy trẻ những chữ đơn giản nhé.

- Sao chép hình tam giác và các dạng hình học khác.

- Biết về những đồ vật được dùng hàng ngày, như tiền và thức ăn.

Về cử động, phát triển thể chất:

 
- Đứng trên một bàn chân tối thiểu 10 giây.

- Nhảy lò cò, có thể nhảy cách quãng.

- Có thể nhào lộn.

- Dùng muỗng và đôi khi dùng dao - các mẹ nhớ giám sát và hướng dẫn bé chi tiết nhé.

- Có thể tự đi vệ sinh - bé có thể tự đi vệ sinh đúng cách rồi.


- Đu đưa và leo trèo.

Phụ huynh cần lưu ý kiểm tra các mốc mà trẻ đạt được ở sinh nhật thứ 5 va nói với bác sĩ về các mốc mà trẻ đã đạt được và những điều kỳ vọng cho giai đoạn kế tiếp.

Cần nói với bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện:

- Không bày tỏ nhiều cảm xúc.

- Có hành vi thái quá (quá sợ hãi, hung hăng, nhút nhát hoặc buồn bã).

- Rút lui và không hoạt động cách bất thường.

- Dễ xao lãng, khó tập trung vào một sinh hoạt hơn 5 phút.

Trẻ không bày tỏ cảm xúc, nhút nhát, buồn bã
- Không đáp ứng với người khác, hoặc đáp ứng cách hời hợt.

- Không thể nói điều gì thật và giả vờ.

- Không chơi những trò chơi và sinh hoạt đa dạng.

- Không nói được họ tên.

- Không dùng số nhiều hoặc thì quá khứ một cách phù hợp.

- Không nói về những sinh hoạt hoặc kinh nghiệm hàng ngày.

- Không vẽ hình.

- Không thể đánh răng, rửa và lau khô bàn tay, hoặc cởi quần áo không cần trợ giúp.

- Mất các kỹ năng đã đạt được.


Lo lắng khi gặp những trường hợp này ở trẻ là không thừa, trường hợp trẻ chạm phát triển và đặc biệt là tự kỷ không phải là quá hiếm, ngày càng nhiều trẻ bị tự kỷ.

Việc trẻ không bày tỏ cảm xúc, có hành vi thái quá (sợ hãi, nhút nhát, hung hăng...), không đáp ứng với người khác... thường là biểu hiện của trẻ tự kỷ. Và như đã nói ở trên, nếu phát hiện sớm thì có đến 80% cơ hội phục hồi và hòa nhập cộng đồng.

Nhưng trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ bạn nhé!!!
 
Nguồn Sưu tầm.

Bạn có thể tham khảo thêm các khóa học của IEDI:



Lớp Cô nuôi dạy trẻ mầm non (Giáo dục mầm non)
Read more…